1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

"Huyền thoại” đen về cha đẻ thuốc lắc (2)

Cái tên Alexander Shulgin được công chúng biết đến nhiều nhất dưới biệt danh cha đỡ đầu của thuốc lắc, thậm chí nhiều người còn coi ông là một kẻ "vô chính phủ".

Chất tổng hợp này được hãng bào chế Merck cấp bằng sáng chế năm 1914. Lúc đó người ta nghĩ rằng nó không có công dụng gì cho nên nhanh chóng rơi vào quên lãng. Năm 1976, TS Shulgin tổng hợp lại MDMA theo gợi ý của một nữ cựu sinh viên.

Theo ông, nó tạo ra một “cảm giác say rượu nhưng đầu óc vẫn minh mẫn” như sau khi uống rượu “Martini ít calo”(!?). Có một số nhà khoa học đồng tình với ý kiến trên của TS Shulgin.

Charles Grob chẳng hạn, giáo sư tâm thần học ở Trường Đại học UCLA, cho rằng nó có hiệu nghiệm trong việc giúp chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối. Tuy nhiên, cộng đồng y khoa Mỹ tỏ ra nghi ngờ về những tuyên bố này.

Trong xã hội, ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lắc thật sự gây lo lắng. Cuối thập niên 1990, hàng triệu học sinh - sinh viên bị thuốc lắc “hớp hồn”. DEA xếp MDMA vào loại thuốc cấm bảng I và trên cơ sở này, chỉ tính riêng năm 2000, hải quan Mỹ đã tịch thu được 10 triệu viên thuốc lắc. Chính quyền và các nhà xã hội học lo sợ cả một thế hệ lao vào một cuộc sống làm thui chột trí năng.

Tại Anh, tình hình nghiêm trọng đến mức nhật báo The Daily Mail viết một bài báo có tựa đề “Phải chăng con người này đã giết 100 thanh niên Anh?”. Tác giả đặt vấn đề: Shulgin là một phần tử vô chính phủ khi ông ta cho rằng chỉ có một giới hạn cho các loại ma túy - trong đó có chất MDMA - là cấm bán cho thiếu niên.

Nói như thế ông Shulgin tự cho mình cái quyền được miễn trừ mọi tội lỗi. Vì trên thực tế, rất khó kiểm soát được lệnh cấm bán cho thiếu niên. Nó đã biến thành một nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các băng đảng tội phạm có tổ chức.

Phần 1

Theo Người lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm