1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Bước tiến lịch sử trong quan hệ Mỹ - Cuba:

Hướng tiếp cận mới của chủ nghĩa Obama

(Dân trí) - Trong tuyên bố ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Obama cho biết, Mỹ và Cuba đã nhất trí khôi phục quan hệ ngoại giao sau hơn 50 năm gián đoạn và đồng ý mở lại đại sứ quán tại thủ đô hai nước vào ngày 20/7.

Hướng tiếp cận mới và chủ nghĩa Obama
Ông Obama cho rằng đây là “bước tiến lịch sử, hướng tới việc bình thường hóa các mối quan hệ với chính phủ và người dân Cuba, bắt đầu chương mới trong mối quan hệ giữa Mỹ với các nước láng giềng ở châu Mỹ”.

Đây là kết quả của “hướng tiếp cận mới” của “Chủ nghĩa Obama” được giới nghiên cứu và dư luận quan tâm.

Từ đàm phán bí mật đến khai thông bế tắc

“Đã đến lúc cần có hướng tiếp cận mới” là luận điểm được Tổng thống Mỹ Obama đưa ra ngày 17/12 năm ngoái, khi ông thông báo sẽ bình thường hóa

Giới chức Nhà Trắng cho biết trước đó, ông Obama đã có cuộc điện đàm kéo dài gần 60 phút với Chủ tịch Cuba Raul Castro. Hai bên đã nhất trí, Cuba trả tự do cho 2 công dân Mỹ là Alan Gross 65 tuổi và một điệp viên Mỹ (gốc Cuba), đổi lại phía Mỹ cũng đã phóng thích 3 điệp viên của Cuba.

Đó cũng là kết quả đàm phán bí mật kéo dài 18 tháng, với sự trung gian của Vatican và Canada. Theo đó, người đứng đầu 2 nước đã nhất trí về việc trao đổi tù nhân và thiết lập đại sứ quán hai bên tại Washington và Havana. Hai ông cũng nhất trí đặt sang một bên những thù địch nhiều thập kỷ qua để mở ra một “chương mới” cho quan hệ Mỹ-Cuba.

Ông Obama tuyên bố: “Chúng tôi sẽ chấm dứt cách tiếp cận đã lỗi thời làm hỏng những lợi ích của chúng tôi nhiều năm qua, thay vào đó sẽ bắt đầu bình thường hóa quan hệ giữa hai nước”, rằng: “Thỏa thuận này sẽ bắt đầu một chương mới giữa các quốc gia châu Mỹ” và sẽ vượt lên “chính sách cứng rắn bắt nguồn từ những sự kiện diễn ra từ trước khi chúng tôi ra đời”.

Quan hệ Mỹ-Cuba đóng băng từ đầu những năm 1960, khi Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao và áp đặt lệnh cấm vận thương mại với Havana.

Ông Obama mô tả các bước đi đang được thực hiện là sự khởi đầu của một “chương mới”. Rằng “cả người Mỹ và Cuba đều không được gì từ một chính sách cứng Cùng với những diễn biến tích cực, Mỹ đã xóa bỏ giới hạn về kiều hối, du lịch, ngân hàng và Cuba sẽ thả 53 tù nhân người Cuba, những người được Mỹ xem là tù nhân chính trị.

Mặc dù lệnh cấm vận chỉ được dỡ bỏ hoàn toàn khi được Quốc hội Mỹ thông qua, nhưng ông Obama đã kêu gọi “những cuộc tranh luận nghiêm túc và trung thực” về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này.

Tương lai rộng mở, nhưng rào cản vẫn còn
Theo AFP, bà Federica Mogherini người đứng đầu cơ quan ngoại giao của EU, coi việc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba là bước ngoặt giống như khi bức tường Berlin sụp đổ. Bà nói: “Giờ đây một bức tường khác đã bắt đầu đổ xuống".

Ông Obama cho biết, ông đã chỉ đạo Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu các cuộc thảo luận nhằm tái lập quan hệ ngoại giao với Cuba. Ông cũng nhấn mạnh, những thay đổi này là “quan trọng nhất” trong chính sách của Washington với Havana trong hơn 50 năm qua và điều đó đã sắp thành hiện thực.

Thay vì đợi thông qua Quốc hội, ông Obama đã sử dụng quyền của người đứng đầu cơ quan hành pháp cao nhất để nới lỏng các hạn chế ở một số lĩnh vực thương mại, du lịch và ngân hàng để cho phép người Mỹ gốc Cuba gửi tiền về.

Tổng thống Venezuela Maduro gọi hành động của ông Obama là dũng cảm và cần thiết. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng nói: “Đây là tin rất tích cực. Đã đến lúc Cuba và Mỹ bình thường hóa quan hệ song phương trên mọi mặt”. Chủ tịch Cuba Castro nói: “Ông Obama đáng được người dân chúng tôi tôn trọng và ghi nhận”.

Tuy nhiên, ông Obama lại cho rằng, việc khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Mỹ và Cuba có thể coi là khởi đầu của sự tan băng trong quan hệ giữa hai nước, nhưng con đường phía trước vẫn chồng chất khó khăn.

Một số nhà lập pháp hai đảng Cộng hòa và Dân chủ phản đối gay gắt quyết định của Tổng thống Obama, đồng thời cảnh báo Quốc hội sẽ không cho phép các nỗ lực dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Cuba.

Ông Robert Menendez, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ là một trong hai Thượng nghị sỹ Mỹ gốc Cuba, cho rằng ông Obama đã phạm sai lầm khi trao đổi các công dân Mỹ “không có tội” với những người phạm tội hoạt động tình báo.

Thượng nghị sỹ Cộng hòa bang Florida Marco Rubio tuyên bố, sẽ bằng mọi cách ngăn chặn sự thay đổi mà ông cho là “nguy hiểm”, là “ngây ngô’”, “không thể giải thích được”, và “Nhà Trắng nhận phần thiệt thòi mà chẳng gặt hái được gì.

Còn ông John Boehner - Chủ tịch Hạ viện Mỹ, thuộc phe cộng hòa cũng ra tuyên bố phản đối chủ trương của chính quyền Obama. Ông cho đây là “một việc nữa trong một chuỗi hành động thiếu suy nghĩ của ông Obama”.

Giới phân tích cho rằng, tuy vấn đề tái lập đại sứ quán ở thủ đô hai nước sắp thành hiện thực, nhưng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt đối với Cuba rất có thể còn kéo dài.

Vấn đề nhà tù nhà tù quân sự của Mỹ ở vinh Guantanamo vẫn còn đó; chứng minh hay thanh minh thế nào về việc “Cuba là quốc gia bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố”, hay lại “đi vào lịch sử” như: “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” ở Việt Nam, việc “tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt” ở Iraq năm 2003 và ...

Vì thế, giới nghiên cứu và dư luận quốc tế cho rằng “cách tiếp cận mới” của “Chủ nghĩa Obama” đã có những thành công bước đầu. Tuy nhiên, tương lai tốt đẹp của mối quan hệ Mỹ - Cuba vẫn còn đang ở phía trước./.

Nguyễn Nhâm