1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Hồng Kông: Phẫn nộ cảnh phơi vây cá mập la liệt trên nóc nhà

(Dân trí) - Các nhà bảo vệ môi trường đã bày tỏ sự phẫn nộ trước cảnh tượng nóc một toà nhà ở Hồng Kông, Trung Quốc được sử dụng để phơi hàng nghìn vây cá mập. Đây được xem là một cách thức nhằm qua mặt sự chú ý của công chúng.

 
Hồng Kông là một trong những thị trường lớn nhất thế giới về vây cá mập, nguyên liệu được sử dụng để nấu món súp đắt tiền của người Trung Quốc và được nhiều người châu Á xem là món ăn bổ dưỡng và quý hiếm.

Nhà hoạt động môi trường Gary Stokes, người đã trực tiếp tới hiện trường, cho hay ước tính có khoảng 15.000-20.000 vây cá mập được phơi khô trên một toà nhà thương mại ở Hồng Kông, đón đầu nhu cầu được dự đoán có thể tăng mạnh trước dịp tết theo lịch của người Trung Quốc vào tháng 2 tới.

“Đó là cảnh tượng gây sốc”, ông Stokes, điều phối viên tại Hồng Kông của tổ chức bảo tồn Sea Shepherd, cho biết và nói thêm rằng đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy một lượng vây cá mập lớn như vậy tại Hồng Kông.

“Đây là phần độc ác và dã man nhất của ngành công nghiệp vây cá mập – việc chặt vây cá mập và ném xác chúng xuống biển là khủng khiếp và vô nhân đạo”, ông Stokes nhấn mạnh.

Ông Stokes tin rằng số vây cá mập trên dự kiến được đưa tới Trung Quốc. Các nhà buôn trước đây thường phơi vây cá mập trên các vỉa hè và ông Stokes cho hay họ đưa chúng lên phơi trên nóc nhà là nhằm tránh sự chú ý và giận dữ của công chúng.

Các chiến dịch chống lại việc tiêu thụ vây cá mập đã gặt hái ít nhiều kết quả tại Hồng Kông trong những năm gần đây, sau khi các chuỗi khách sạn lớn quyết định loại món súp vây cá mập ra khỏi thực đơn. Hồi tháng 9 năm ngoái, hãng hàng không Cathay Pacific đã thông báo quyết định ngừng chuyên chở các thực phẩm từ cá mập trên các chuyến bay vận tải.

“Nhu cầu tại Hồng Kông đang giảm mạnh, nhưng không may là nhu cầu tại Trung Quốc đại lục lại tăng lên”, ông Stokes nói.

Khoảng 73 triệu con cá mập bị sát hại mỗi năm, trong đó Hồng Kông nhập khẩu khoảng 10.000 tấn cá hàng mỗi năm trong thập niên qua, theo tổ chức môi trường WWF. Hầu hết vây cá mập sau đó được xuất khẩu tới Trung Quốc đại lục.

Số lượng loài cá mập bị đe doạ đã tăng mạnh từ 15 loài vào năm 1996 lên hơn 180 trong năm 2010, chủ yếu là do nhu cầu gia tăng về vây cá mập từ Trung Quốc.

Silvy Pun, giám đốc tại Hồng Kông của tổ chức bảo vệ cá mập Shark Savers (Mỹ), đã chỉ trích chính quyền Hồng Kông là không hành động gì để bảo vệ số lượng cá mập đang giảm mạnh.

“Hồng Kông là một trung tâm buôn bán vây cá mập lớn và chính quyền phải làm điều đó. Chính quyền rất chậm chễ và cố tình tránh đối đầu với các nhà buôn vây cá mập”, bà Pun nói.

1 kg vây cá mập khô loại ngon có giá lên tới 1.290 USD tại Hồng Kông, trong khi một bát súp vây cá mập giá trên 120 USD.
 
Cảnh phơi vây cá mập trên nóc nhà ở Hồng Kông:
 
 
Vây cá mập được phơi kín một nóc toà nhà thương mại.
Vây cá mập được phơi kín một nóc toà nhà thương mại.
 
Hàng nghìn vây cá mập được xếp san sát nhau.
 
Hàng nghìn vây cá mập được xếp san sát nhau.


Hàng nghìn vây cá mập được xếp san sát nhau.
Hàng nghìn vây cá mập được xếp san sát nhau.

Hàng nghìn vây cá mập được xếp san sát nhau.
Các nhà bảo tồn cho rằng các nhà buôn chuyển phơi vây cá mập từ vỉa hè lên nóc nhà là nhằm tránh sự phản đối của công chúng.

Những vây cá mập này là nguyên liệu được sử dụng để nấu món súp đắt tiền của người Trung Quốc.


Những vây cá mập này là nguyên liệu được sử dụng để nấu món súp đắt tiền của người Trung Quốc.

Những vây cá mập này là nguyên liệu được sử dụng để nấu món súp đắt tiền của người Trung Quốc.

An Bình


An Bình


An Bình

An Bình
Theo AFP 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm