1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái

(Dân trí) - Máy bay do thám thường được xem là một phát minh hiện đại, nhưng chúng đã trở thành một phần của chiến tranh lâu hơn con người vẫn nghĩ. Hãy cùng nhìn lại cuộc cách mạng các máy bay do thám.

 
1917: Sperry Aerial Torpedo
 
Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái
 
 
Vào thời điểm cuối Thế chiến I khi các chuyến bay có trang bị động cơ vẫn còn ở thời kỳ sơ khai thì một thập niên trước đó, anh em nhà Wright đã cho bay thử chiếc máy bay hai tầng cánh sơ khai của họ tại Bắc Carolina, Mỹ. Đó là thời khắc của một phát minh quan trọng.

Vào năm 1917, Peter Cooper và Elmer A. Sperry đã phát minh ra bộ thăng bằng hồi chuyển tự động đầu tiên, giúp giữ thăng bằng cho máy bay trong khi bay, và chuyến bay không người lái đầu tiên đã ra đời.

Công nghệ mới được sử dụng để chuyển chiếc máy bay huấn luyện Curtiss N-9 của Hải quân Mỹ thành máy bay không người lái (UAV) đầu tiên, được kiểm soát bằng sóng vô tuyến. Trong các chuyến bay thử nghiệm, chiếc Sperry Aerial Torpedo đã mang một quả bom nặng 136kg, nhưng máy bay này chưa bao giờ được sử dụng trong chiến đấu.

1917: Kettering Aerial Torpedo
 
Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái
 
Chiếc máy bay Kettering Aerial Torpedo bằng gỗ, biệt danh “Kettering Bug”, có giá 400 USD vào năm 1917 và có tải trọng 136kg. Kỹ sư Charles F. Kettering của hãng General Motors, người phát minh ra Bug, đã phóng nó từ một chiếc xe đẩy có bánh lăn và lắp cho nó những chiếc cánh có thể tháo rời. Cuối Thế chiến I, quân đội Mỹ đã đặt hàng một số lượng lớn Kettering Bugs, nhưng chiến tranh kết thúc trước khi chúng được sử dụng.

1935: DH.82B Queen Bee
 
Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái

Cho tới tận năm 1935, các máy bay không người lái vẫn không thể quay lại điểm phóng ban đầu, vì thế chúng không thể được tái sử dụng. Với sự ra đời của Queen Bee, các máy bay không người lái có thể quay trở lại điểm xuất phát, khiến chúng trở nên thiết thực hơn. Đạt độ cao hơn 5.000m và bay với vận tốc tối đa 160km/h, những chiếc Queen Bee đã được sử dụng trong Không quân và Hải quân hoàng gia Anh cho tới tận năm 1947.

1944: V-1 (Vũ khí báo thù-1)
 
Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái

Trùm phát xít Adolf Hitler khi đó muốn một quả bom bay để chống lại các mục tiêu phi quân sự, vì thế vào năm 1944, một kỹ sư Đức, Fieseler Flugzeuhau, đã thiết kế chiếc máy bay do thám tốc độ 760km/giờ này. Là tiền thân của các tên lửa hành trình ngày nay, V-1, còn được gọi là Vũ khí báo thù-1, được dự định dùng để ném bom quần đảo Anh (British Isles). V-1 có tải trọng lớn hơn đáng kể so với những người tiền nhiệm và mang các đầu đạn nặng tới 907kg. Trước khi nhả bom, vốn cướp đi sinh mạng của hơn 900 dân thường tại Anh, V-1 có thể bay xa 240km theo một lịch trình được lập sẵn.

1955: Ryan Firebee
 
Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái
 
Được chế tạo bởi Công ty hàng không Ryan, chiếc Firebee nguyên mẫu đầu tiên, XQ-2, đã ra đời năm 1952 và cất cánh lần đầu tiên 4 năm sau đó. Được sử dụng chủ yếu bởi Không quân Mỹ, Firebee là một trong chiếc máy bay do thám phản lực đầu tiên. Firebee từng được sử dụng cho các sứ mệnh thu thập thông tin tình báo và theo dõi liên lạc sóng vô tuyến.

1963: Lockheed M-21 và D-21
 
Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái

Máy bay do thám M-21, một biến thể của A-12 - chiếc sớm nhất trong gia đình Blackbird - đã được sử dụng để phóng Lockheed D-21, một máy bay do thám bay ở tầm cao hơn. M-21 và D-21 được phát triển trong khuôn một dự án từ năm 1963-1968 và được giữ bí mật trong hơn 40 năm.

M-21 có thiết kế cải tiến vốn bao gồm một buồng lái thứ 2. M-21 và D-21 đã được sử dụng trong 4 sứ mệnh từ 1969-1971 để do thám các địa điểm thử nghiệm hạt nhân Lop Nur. Những chiếc 21 đã bị hoãn sử dụng vào năm 1966 sau một vụ va chạm trong một vụ phóng giữa một chiếc D-21 và M-21.

1986: Pioneer RQ-2A
 
Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái
 
Được phóng lần đầu tiên tháng 12/1986, hệ thống máy bay không người lái Pioneer có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ như phát hiện mục tiêu, do thám và trinh sát, hải quân Mỹ cho biết. Nó được sử dụng lần đầu tiên vào cuối những năm 1980 khi các chiến dịch quân sự tại Grenada, Lebanon, và Libya cần một thệ thống máy bay không người lái với chi phí thấp. Pioneer, vẫn được sử dụng ngày nay, nặng 189kg và bay với vận tốc trên 175km/h. Nó có khả năng nổi trên mặt nước và có thể được phục hồi sau các cuộc hạ cánh trên biển.

1994: MQ Predator
 
Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái
 
Công ty General Atomics của Mỹ đã chế tạo chiếc máy bay do thám MQ Predator vào năm 1994. Phiên bản nâng cấp này cho phép Predator chuyển từ nhiệm vụ do thám hạn chế sang khả năng quan trọng là vận chuyển và phóng vũ khí vào các mục tiêu. Hơn 125 chiếc Predators đã được chuyển giao cho không quân Mỹ và 6 chiếc khác đang được không quân Italia sử dụng. Các máy bay không người lái Predator đã hoạt động tại Bosnia kể từ năm 1995 để trợ giúp NATO, Liên hợp quốc và các chiến dịch của Mỹ tại Iraq, Afghanistan, nhưng đang bị loại bỏ dần dần.
 
2004: RQ-7B Shadow 200
 
Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái

Chiếc nhỏ nhất trong gia đình máy bay do thám RQ-7B Shadow hiện đang được quân đội Mỹ và lực lượng Lính thủy đánh bộ sử dụng tại Iraq và Afghanistan. Máy bay này có thể định vị và nhận dạng các mục tiêu ở khoảng cách 125km từ các trung tâm giám sát chiến thuật, nhờ đó các chỉ huy lữ đoàn có thể dễ dàng nhìn thấy, phối hợp và hành động nhanh chóng. RQ-7B Shadow 200 được sử dụng  rộng rãi tại Trung Đông. Đến tháng 5/2010, các máy bay này đã hoàn thành khoảng 500.000 giờ bay.

2005: Fire Scout
 
Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái

Fire Scout là một trực thăng không người lái nổi tiếng bởi khả năng tự cất cánh và hạ cánh từ bất kỳ tàu sân bay nào và tại các khu vực hạ cánh không được chuẩn bị trước. Nó được quân đội Mỹ phát triển vào đầu những năm 2000. Trong ảnh là một chiếc Fire Scout đang bắn thử rocket không có điều khiển trong cuộc thử nghiệm vũ khí tại Arizona.

2009: RQ-170 Sentinel
 
Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái

Được thiết kế và chế tạo bởi Skunk Works, một chi nhánh của tập đoàn Lockheed Martin, RQ-170 đang được không quân Mỹ sử dụng. Được mệnh danh là “Quái vật của Kandahar” và thường xuyên bay ở độ cao 15.000m, RQ-170 lần đầu tiên được triển khai là trong cuộc chiến tại Afghanistan. Vào tháng 5/2011, quân đội Mỹ đã sử dụng RQ-170 cho cuộc đột kích bí mật ở Abbottabad, Pakistan nhằm tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Tháng 12 năm ngoái, Iran đã tuyên bố thu giữ một chiếc RQ-170 mà Cộng hoà Hồi giáo nói là vi phạm không phận nước này và chiếu các hình ảnh về chiếc máy bay do thám bí mật trên truyền hình quốc gia.

2010: Global Hawk
 
Hồ sơ phát triển các máy bay do thám không người lái

Global Hawk là một chiếc máy bay do thám không người lái có khả năng bay cao và hoạt động với thời gian dài. Dòng máy bay này, hiện được không quân Mỹ sử dụng, được trang bị một thiết bị cảm biến tích hợp có thể cung cấp thông tin tình báo, do thám và trinh sát. Được khởi động phát triển năm 2001, Global Hawk đã đạt được những tiêu chuẩn quan trọng trong lịch sử hàng không.

Được biết đến là máy không người lái đầu tiên có thể bay không nghỉ qua Thái Bình Dương, Global Hawk đã được phép bay trong không phận Mỹ lần đầu tiên tháng 7/2006.

An Bình
Theo Foreign Policy