1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Hé lộ đế chế gom tiền khổng lồ của gia đình Chu Vĩnh Khang

(Dân trí) - Cuộc điều tra chống tham nhũng chưa từng có tiền lệ nhằm vào cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã làm dấy lên nhiều đồn đoàn về khối tài sản mà gia đình ông tích góp được.


Chu Vĩnh Khang và gia sản khổng lồ
Một dự án mà Tập đoàn dầu khí quốc gũa Trung Quốc làm ăn với con trai Chu Vĩnh Khang không hề có hồ sơ đấu thầu.

Chu Vĩnh Khang không trực tiếp tham gia kinh doanh

Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam của Hồng Kông, để biết được gia sản của họ Chu, các nhàĠđiều tra phải điều tra mạng lưới quan hệ gia đình của ông Chu Vĩnh Khang. Còn số tài sản được cho là có liên hệ trực tiếp với ông Chu Vĩnh Khang rất ít.

Là người đứng đầu gia đình, ông Chu không tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanhĮ Ông đã tự tách mình ra khỏi các hoạt động này nhằm làm bình phong bảo vệ cho mình.

Tờ báo cho biết sau khi nghiên cứu cá tài liệu kinh doanh, họ phát hiện ít nhất 37 công ty, ở cả tận Bắc Mỹ xa xôi, thuộc sở hữu hoặc có liên hệ với gia đình Ǵng Chu. Hoạt động kinh doanh bao gồm sản xuất dầu mỏ, phát triển nhà đất, thủy điện, du lịch và nhiều ngành nghề khác.

Trước đó, hãng tin Anh Reuters cho biết tổng tài sản do gia đình ông Chu Vĩnh khang nắm giữ có thể lên tới 90 tỷ Tệ (gần 1ĵ tỷ USD), gấp đôi con số mà nhiều người khác dự đoán.

“Nếu đúng sự thật, thì thật khủng khiếp. Các học giả từ lâu đã nói đến “thu nhập xám” và tiền tham nhũng chiếm tổng cộng hơn 30% GDP của Trung Quốc. Nhưng con số đó quả quá lớn”, Hu XingdouĬ nhà bình luận chính trị tại Viện Công nghệ Bắc Kinh cho hay.

Tuy nhiên đích danh “Chu Vĩnh Khang” không hề xuất hiện trong hàng ngàn trang tài liệu của doanh nghiệp mà tờ Bưu Điện Hoa Nam đã nghiên cứu.

"Đầu tàu" Chu Bân và mẹ vᷣ

Con trai cả của ông, Chu Bân, 42 tuổi, là người đã nắm giữ đế chế kinh doanh nhà họ Chu. Zhan Minli, mẹ vợ của Chu Bân, là một nhân vật then chốt khác. Cháu của ông Chu Vĩnh Khang, Chu Phong và em dâu Zhou Lingying cũng tham gia.

Cǹng nhau, các thành viên gia đình này nắm giữ đế chế kinh doanh rộng lớn, hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp qua những người nợ Chu Vĩnh Khang về sự nghiệp chính trị hoặc công việc làm ăn.

Zhan, 72 tuổi, là cổ đông chính của ít nhất 9 công tŹ trong đế chế Chu. Bà đã kết hôn với Huang Yusheng, con trai của một nhà địa chất học nổi tiếng có liên quan mật thiết trong vụ phát hiện giếng dầu Daqing những năm 1950, giếng dầu lớn nhất của Trung Quốc và từ lâu đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc coi Ŭà biểu tượng thành tựu đạt được của họ.

Theo thông tin của một người bạn học cùng phòng hồi đại học và các đối tác khác, Chu Bân, hiện đang bị bắt giữ, đã điều hành các doanh nghiệp của mình chủ yếu qua các thành viên gia đình vợ. Anh ta cố ŧắng ở trong bóng tối nhiều nhất có thể.

Những người biết Chu Bân không mấy ấn tượng với kỹ năng kinh doanh của anh ta và cho rằng anh ta không có được cái vẻ trịnh thượng như của cha mình. Theo tài liệu doanh nghiệp mà tờ Bưu Điện Hoa Nam nghũên cứu, trong khoảng 10 năm, Chu Bân điều hành công việc kinh doanh từ một công ty mơ hồ đăng ký tại một địa chỉ căn hộ thành một đế chế trị giá hàng trăm triệu tệ.

Với bằng tiến sỹ về nghiên cứu quản lý quốc tế tại Đại học Texas ở Dallas, M᷹, Chu Bân trở về Trung Quốc đầu những năm 2000 và năm 2003 thành lập một công ty có tên Công nghệ ánh sáng Zhongxu Bắc Kinh ở một tòa chung cư được gọi là Majestic Garden, gần với công viên Olympic ở Bắc Kinh. Thông tin này được Bưu Điện Hoa Nam lấy từĠtài liệu công ty được đệ lên chính quyền Bắc Kinh. Bất động sản thuộc về mẹ vợ Zhan của anh ta và được Chu Bân sử dụng làm một trong những nơi ở của mình.

Năm sau, Chu Bân đã dùng 4 triệu Tệ để thành lập một công ty khác, Công nghệ năng lượng ánh sáng Zhongxu, và nắm giữ 80% cổ phần. Công ty mới sau đó trở thành phương tiện làm ăn chính cho Chu Bân.

Ngay sau đó, nó bắt đầu làm ăn kinh doanh với Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), nơi ông Chu Vĩnh Khang đã là sếp trong nhiều năm, trong đó có một dự án nâng cấp các hệ thống quản lý bán lẻ của 8.000 trạm xăng ở nhiều tỉnh của công ty. Thông tin này được báo chí Trung Quốc đại lục đăng tải. Nhưng kŨông có tài liệu về quá trình đấu thầu được tìm thấy.

Các nguồn tin cho biết chiến thuật kinh doanh của Chu Bân thường là giành các dự án của chính phủ với giá rẻ và bán với giá cao hơn, điều chỉ có thể được thực hiện do ảnh hưởng của cha anhĠta.

Tạp chí Caixin từng đưa tin năm 2007 và 2008, với sự giúp đỡ của một bạn cùng phòng hồi đại học, Mi Xiaodong, Chu Bân đã kiếm lợi được hơn 500 triệu Tệ bằng cách bán lại hai dự án dầu khí Changyin và Changqing ở thành phố Thiểm Tây, hợp đᷓng lớn nhất từng được thực hiện vào thời điểm đó.

“Doanh nhân có giành được hợp đồng như bán lại các giếng dầu hay không phụ thuộc vào xuất thân cá nhân của họ. Trong trường hợp này, ai có thể đánh bại Chu Bân?”, tờ Caixin dẫn nguồn tin từngĠcạnh tranh với Chu Bân trong các dự án cho hay.

Đến năm 2011, theo tài liệu kinh doanh, công ty Công nghệ năng lượng ánh sáng Zhongxu có tổng tài sản là 139 triệu Tệ và lợi nhuận hàng năm là 32,9 triệu Tệ.

Tại Tứ Xuyên, nơi ông ChuĠVĩnh Khang làm bí thư từ 2000-2002, Chu Bân đã bước vào ngành thủy điện cũng như phát triển bất động sản cùng các dự án du lịch.

Chu Vĩnh Khang và gia sản khổng lồ

Trùm khai mỏ Lưu Hán, một người có quan hệ mật thiết với gia đình họ Chu, mới đây đã bị kết án tử hình.

Qua đối tác làm ăn của công ty của Wu Bing, Chu Bân và Zhan Minli đã đầu tư vào 2 nhà máy thủy điện ở sông Dadu.

Theo báo chí Trung Quốc, thu nhập hàng năm từ việc bánĠđiện của riêng một nhà máy cũng đã lên tới 900 triệu Tệ.

Chu Bân cũng làm ăn với cựu trùm khai mỏ Tứ Xuyên Lưu Hán (Liu Han), người đã bị kết án tử hình vì tội giết người, tổ chức casino, điều hành các nhóm giống mafia và buôn bán vũ khí tráũ phép.

Tờ Bưu Điện Hoa Nam trước đó đã từng đăng tin rằng ông Chu Vĩnh Khang đã yêu cầu Lưu Hán chăm sóc con trai mình. Chu Bân bán một công ty du lịch cho Lưu Hán với giá 12 triệu Tệ vào năm 2004 mặc dù nó được định giá chỉ chưa bằng một nửaĠgiá này.

Vợ của Chu Bân, Huang Wan cũng đóng vai trò quan trọng trong đế chế kinh doanh của chồng.

Ví dụ sau khi Huang tỏ ra quan tâm đến ngành sản xuất phim, truyền hình, một công ty sản xuất đã được thành lập vào năm 2009, với vốŮ là 50 triệu Tệ, dưới tên của mẹ Huang, bà Zhan Minli. Công ty sản xuất nhiều phim, kịch truyền hình, trong đó có bộ phim viết rõ Huang là “người lên kế hoạch chính”.

Năm 2011, công ty đã đổi tên thành Zhongxu Shengshi Fenghua Investment và sᷟ hữu khối tài sản 128 triệu Tệ.

Trên hết, với sự giúp đỡ của bạn học, các đối tác làm ăn, Chu Bân cũng đã chuyển sang kinh doanh bất động sản, tư vấn, buôn bán thiết bị, khí đốt tự nhiên và nhiều ngành nghề khác. Nhưng dầu khí luôn là chủ đạů.

Các thành viên khác trong gia đình

Ông Chu Vĩnh Khang và mạng lưới các thành viên troŮg đế chế kinh doanh họ Chu.

Ông Chu Vĩnh Khang và mạng lưới các thành viên trong đế chế kinh doanh họ Chu.

Chu Bân không phải là thành viên duy nhất trong gia đình dùng quyền lực của Chu Vĩnh Khang để tư lợi, làm giàu. Hai em trai của Chu Vĩnh Khang là Zhou Yuanxing và Zhou Yuanqingcũng tích góp được những gia tài lớn.

Những người sống cùng làng cho biết Zhou Yuanxing, mới học hết trung học, và con trai làm điều phối kinh doanh cho công ty rượu danh giá của Trung Quốc Wu Liangye. Họ chịu trách nhiệm phân phối cho các công ty địa phương. Khi Chu Vĩnh Khang thăng tiến cao hơn trong chính Űhủ, Zhou Yuanxing bắt đầu dùng sự nổi tiếng của anh trai để giúp vận động cho các quan chức chính phủ, tờ Caixin cho hay.

Người em út, Zhou Yuanqing, cũng chỉ tốt nghiệp trung học, đã làm phó phòng đất và tài nguyên của một huyện. Zhou YuanqiŮg cũng trở thành cầu nối giữa các quan chức cấp thấp hơn tới Chu Vĩnh Khang.

Nhưng vợ của Zhou Yuanqing, bà Zhou Lingying, và con trai Zhou Feng, là những người kiếm nhiều hơn.

Năm 2007, bà Zhou Lingying và con trai đầu tư 50 triệuĠTệ thành lập một công ty có tên gọi Beijing Honghan Investment. Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư năng lượng, quản lý đầu tư và phát triển công nghệ năng lượng cùng các ngành khác. Khi mở rộng, vợ và con trai đã bước vào làm ăn ở tỉnh Tứ Xuyên, tŨành phố Trùng Khánh, và Tân Cương, gồm năng lượng, khai mỏ, nhà đất và các dự án cải tạo của thành phố.

Tập đoàn Honghan đã đầu tư vào 20 công ty, tổng đầu tư lên tới 400 triệu Tệ, tờ Caixin cho hay.

Theo tài liệu kinh doanh, Zhou Lũngying cũng đầu tư 19 triệu Tệ nhằm xây dựng chi nhánh bán Audi duy nhất ở Jiangyin, tỉnh Giang Tô và lợi nhuận của nó đạt 659 triệu USD vào năm 2012.

Ảnh hưởng của ông Chu Vĩnh Khang đối với hoạt động làm ăn kinh doanh của gia đình ông khiếnĠngười ta liên tưởng đến ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh. Ông Bạc hiện đang phải thụ án tù chung thân vì tội tham nhũng, biển thủ, và lạm dụng quyền lực.

Mặc dù ông Bạc không có nhiều phụ tá trong gia đình làm ăn kinh doanh và có quy môĠlớn đến vậy, nhưng nhiều người cho rằng tiền của vợ và bạn bè ông là có liên quan trực tiếp tới ông.

“Nếu không có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào chỉ ra mối liên hệ giữa quyền lực của ông Chu và đồng tiền, khối tài sản của gia đình ông có thể ųẽ được miêu tả là “một khối lượng lớn tài sản xuất phát từ những nguồn không xác định”. Nhưng điều đó sẽ rất khó thuyết phục các quan chức cấp cao trong chính phủ”, Hu Xingdou , một nhà bình luận chính trị cho hay. “Nhưng dù gì đi chăng nữa, công chúngĠvẫn ủng hộ quyết định điều tra ông Chu”.

Vũ Quý
Theo SCMP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm