1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Chu Vĩnh Khang - cựu Ủy viên Bộ chính trị “ngã ngựa” của Trung Quốc

(Dân trí) - Suốt gần một thập niên, Chu Vĩnh Khang, người con trai của một gia đình nghèo ở Giang Tô, là một trong những người quyền lực nhất Trung Quốc. Nhưng giờ đây ở tuổi 71, ông là kẻ "tội đồ" trong một cuộc điều tra chống tham nhũng.

Ông Chu Vĩnh Khang.

Ông Chu Vĩnh Khang.

Diễn biến bất ngờ trên bắt đầu vào tháng 12 năm ngoái, khi ông Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Công an, cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, bị bắt cùng vợ ở Bắc Kinh.

Và ngày 29/7 báo chí nhà nước Trung Quốc đãĠcông bố ông Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, cụm từ thường được dùng để ám chỉ tới tội tham nhũng. Thông tin được đưa ra đã chấm dứt nhiều tuần đồn đoán về số phận của nhân vật từng giữ những vị trí cấp cao của Trung QuốcĠnày.

Nhiều phụ tá và tay chân thân tín của ông đã bị sa thải, bị điều tra vì vi phạm kỷ luật đảng và các vi phạm khác trong những tháng vừa qua.

Ông Chu đi lên từ một kỹ thuật viên trên một giàn khoan dầu vào những năm 19Ķ0 để sau cùng trở thành người phụ trách bộ máy an ninh rộng lớn của Trung Quốc.

Theo giới phân tích, cú “ngã ngựa” của ông một lần nữa cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết tâm “nhổ tận gốc” những thành phần chống đối ông và làmĠtrong sạch hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng nó cũng đặt ra nghi vấn về một hệ thống đã “đẻ” ra tham nhũng ở một quy mô chưa từng có tiền lệ.

Ông Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942 tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, miền đông Trunŧ Quốc.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1964 và tốt nghiệp Học viện dầu khí Bắc Kinh năm 1966, với bằng về khảo sát và thăm dò địa chất.

Ông làm việc 32 năm sau đó trong ngành dầu khí, bắt đầu là kỹ sư ở giàn khošn dầu Daqing. Sau đó ông được thăng tiến và cuối cùng trở thành tổng giám đốc và bí thư của Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) vào năm 1998, tương đương với cấp bộ trưởng khi lãnh đạo một công ty sở hữu nhà nước.

Nhiều thuộc cấp ţủa ông Chu hiện đang bị điều tra, mà nổi tiếng nhất là Jiang Jiemin, người nắm giữ chức vụ tổng giám đốc và bí thư CNPC từ năm 2006-2013.

Ông Chu Vĩnh Khang.

Vòng ảnh hưởng của ông Chu Vĩnh Khang. Những người nằm trong vòng ảnh hưởng này đều bị hoặc kết án tử hình (ô vuông đỏ) như Lưu Hán (Liu Han), bị tù giam (ô vuông cam) như Bạc Hy Lai (Bo Řilai), hoặc bị bắt giữ (ô vuông xanh đậm) như Chu Bân (Zhou Bin) hoặc bị điều tra (ô xanh nhạt) như Jang Jiemin.

“Những thế lực thù địch”

Sau khi làm Bộ trưởng và bí thư trong Bộ Đất đai và Ŕài nguyên mới được thành lập trong một năm từ 1998, ông Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm làm Bí thư tỉnh Tứ Xuyên vào năm 1999 và ông giữ chức vụ này cho tới năm 2002.

Không có nhiều thông tin về thành tích ông đạt được ở Tứ Xuyên. Nhưng kể tᷫ năm 2012, nhiều thuộc cấp của ông Chu đã bị sa thải và bị điều tra vì cáo buộc phạm tội từ vi phạm kỷ luật đảng tới hối lộ hoặc nhận hối lộ.

Nhiều tờ báo ở Trung Quốc đã đưa tin rằng Liu Han (Lưu Hán), một doanh nhân ngành khai mỏ rất giǠu có ở Tứ Xuyên, đã nhận được sự bảo trợ của ông Chu Vĩnh Khang. Liu đã bị kết án tử hình hồi tháng 5 vì “tổ chức và đứng đầu một nhóm tội phạm, giết người kiểu mafia”. Liu Han từng được xếp trong danh sách 500 người giàu nhất Trung Quốc.

Lưu Hán bị kết án tử hình hồi tháng 5 năm nay.

Lưu Hán bị kết án tử hình hồi tháng 5 năm nay.

Năm 2002 đánh dấu cao điểm trong sự nghiệp của ông Chu Vĩnh Khang, khi ông được bổ nhiệm là thành viên của Bộ chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 16. Cuối năm đó, ông trở thành Bộ trưởng Công an.

Năm 2007, ông Chu Vĩnh Khang tiếp tục được thăng tiến, trở thành Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết sách cao nhất ở Trung Quốc. Ông cũng đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Ủy ban chính trị và Pháp luật trung ương.

Nhiệm vụ của ông là duy trì sự ổn định ở đất nước và “ngăn chặn và chống chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài Trung Quốc”. Ngân sách cho Ủy ban này lên tới 114 tỷ USD, cao hơn cả ngân sách quốcĠphòng Trung Quốc.

Là người phải đối phó với bất ổn ở Tây Tạng và Tân Cương, an ninh Thế vận hội Bắc Kinh, quyền lực của ông Chu được mở rộng sang cả tòa án, cơ quan điều tra, cảnh sát, lực lượng bán quân sự và cơ quan tình báo.

Đồng minh của Bạc Hy Lai

Bạc Hy Lai bị kết án tù vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Bạc Hy Lai bị kết án tù vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Ông Chu Vĩnh Khang cũng có mối quan hệ làm việc rất thân thiết với một cựu chính trị gia cấp cao bị “ngã ngựa” khác, đó là Bạc Hy Lai, người hiện đang ngồi tù.

Khi ông Bạc là bí thư Trùng Khánh và mở chiến dịch “hát bài hát đỏ và truy quét tội phạm” nhằm nâng cao danh tiếng, ông Chu đã xuất hiện ở thành phố này vào năm 2010 để hát các bài hát ca ngợi lãnh đạo Trung Quốc.

Vài ngày trước khi tin ông Bạc Hy Lai bị sa thải được công bố vào tháng 3/2012, ông Chu Vĩnh Khang đã xuất hiện bên cạnh đồng minh của mình tại Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức quốc hội), nói về việc kinh tế Trùng Khánh đãĠphát triển vượt bậc so với các vùng khác như thế nào.

Trước tòa vào tháng 8/2013, ông Bạc đã khai ông nhận chỉ đạo từ Ủy ban Chính trị và Pháp luật trung ương về việc giải quyết vụ đào tẩu của Vương Lập Quân tới lãnh sự quán Mỹ, để bảo vệĠchính mình. Khi đó, ông Chu Vĩnh Khang là chủ tịch ủy ban này. Một phần thú nhận của ông Bạc đã không được hé lộ cho công chúng, nhưng thông tin đã bị rò rỉ ra ngoài từ những người tham dự phiên tòa.

Ông Chu Vĩnh Khang kết hôn hai lần vàĠmột trong các con trai của ông với người vợ đầu là Chu Bân, sinh năm 1972, từng làm giám đốc cấp cao về dầu khí. Theo báo Hồng Kông, Chu Bân đã bị bắt tháng 12/2013 vì các cáo buộc tham nhũng.

Trích lược về Chu Vĩnh Khang

• 1942: Sinh ra ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc

• 1964: Gia nhập Đảng và công tác 32 năm tiếp theo trong ngành dầu khí

• ı998: Trở thành bí thư Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc

• 1999: Được bổ nhiệm là bí thư Tứ Xuyên

• 2002: Bổ nhiệm là thành viên Bộ chính trị trong Đại hội Đảng khóa 16,sau đó trở thành Bộ trưởng Công an vào cuối năm này

• 2007: Tiếp tục được thăng tiến trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (hay Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị)

• 2012: Các quan chức thân tín của ông Chu bắt đầu bị sa thải và điều tra

• Tháng 3/2012: Xuất hiện cùng ông Bạc Hy Lai tại phiên họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức quốc hội)

• Tháng 12/2013: Con trai Chu Bân bị bắt vì các cáo buộc tham nhũng


Vũ Quý
Theo BBC