1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Hậu Mùa xuân Arập: Mỹ ra Nga vào

Chính quyền Obama đang có một vấn đề lớn tại Trung Đông. Đa số các quốc gia đã trải qua cuộc cách mạng Mùa xuân Arập đều đang đẩy Mỹ ra xa và tìm cách xích lại với Nga để tìm kiếm sự giúp đỡ. Dưới đây có 5 lý do cho hiện tượng đó.

Những chính sách của Mỹ có qua nhiều điểm bất đồng, ngay cả những đồng minh trước kia của họ cũng đang có xu hướng quay sang nhờ hỗ trợ từ Nga. Chuyến thăm cấp cao tới Moskva của Thủ tướng Libya và Yemen mới tháng 2 đây cũng khiến Mỹ “nóng mặt”. Ngày 10/2, chuyến công du tới Ai Cập của Tổng thống Nga Putin được các nhà phân tích gọi đó là chuyến đi lịch sử mở ra nhiều chuyến thăm cấp cao khác.

Ông Obama
Ông Obama

Lãnh đạo các nước không chỉ tìm cách tiếp cận với ngành công nghiệp vũ khí lớn mạnh của Nga mà còn tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh tế và ảnh hưởng chính trị tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khi họ nhận ra rằng những thỏa thuận với Hoa Kỳ chỉ dẫn tới ngõ cụt. Có 5 lý do chính giải thích vì sao các quốc gia Mùa xuân Arập lại muốn sự giúp đỡ từ Nga:

1. Nước Mỹ chỉ cung cấp vũ khí khi điều đó phục vụ cho chính họ

Sau sự can thiệp của NATO dẫn đến việc lật đổ nhà độc tài Muammar Gadhafi vào năm 2011 trong cuộc nội chiến Libya, đất nước này đã bị phương Tây bỏ mặc. Một cuộc xung đột giữa các phe vô thần và Hồi giáo - phe lên nắm quyền đã lại dẫn đến cuộc nội chiến thứ hai vào năm 2014. Giờ đây, chính phủ vô thần đang kêu gọi Nga hỗ trợ trong cuộc chiến với nhóm “Anh em Hồi giáo” và cả lực lượng thánh chiến có bao gồm cả tổ chức IS.

“Hoa Kỳ và Anh trợ giúp vũ khí cho các nhóm vũ trang trong khi từ chối cung cấp vũ khí cho quân đội Libya”, Thủ tướng Libya Abdullah al-Thani nói trên Sputnik (hãng thông tấn lớn của Nga).

Tại buổi họp báo ở trung tâm báo chí Moskva - Rossiya Segodnya hôm 5-2, ông Al-Thani đã tuyên bố rằng, Libya hy vọng sẽ có sự bắt tay giữa quân đội quốc gia này với Nga, về cả mặt huấn luyện cũng như hỗ trợ vũ khí.

2. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với phương Tây là cái bẫy nợ công của IMF

Cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề do các cuộc nội chiến, Libya không đủ khả năng tài chính để chi trả cho những công nghệ đắt tiền từ phương Tây. Như vậy, họ chỉ có một cách là vay tiền từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) - 2 thể chế luôn có sự ràng buộc với các chính sách chính trị như thắt lưng buộc bụng. Một lựa chọn khác đó chính là Nga - đất nước sẵn sàng hỗ trợ tài chính với những điều khoản hào phóng và cái giá thấp hơn.

Còn ở Ai Cập, đất nước này đang tìm kiếm nguồn năng lượng nguyên tử thì Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga sẵn sàng cung cấp. “Chúng tôi đang bàn về việc sử dụng các kỹ thuật, công nghệ của Nga để xây dựng 4 khu nhà máy điện hạt nhân với công suất 1.200MW mỗi khu”, Chủ tịch Rosatom Sergei Kirienko phát biểu hôm 12-2.

3. Nước Mỹ không thể giải quyết được gốc rễ những vấn đề tạo nên cuộc chính biến năm 2011

Để ngăn cản cuộc khủng lương thực, nguyên nhân đã gây ra cuộc cách mạng năm 2011, Ai Cập đang chuyển hướng sang Nga để nhờ xây dựng những kho chứa gạo khổng lồ, có thể chưa được tới 80% sản lượng gạo mà Ai Cập cần tới khi trường hợp giá gạo lại có nhiều biến động.

“Chúng tôi đã làm một cuộc điều tra để phục vụ cho việc tìm hiểu các chỉ số cho dự án. Đây là những mô hình kho chứa rất hiện đại, có thể trữ tới 7, 8 triệu tấn gạo”. Ngày 10-2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga, ông Nikolai Fedorov cho biết so với năm 2013, Nga đã vận chuyển gấp đôi số sản lượng, hơn 4 triệu tấn, tương đương với 40% sản lượng nhập khẩu mặt hàng này của Ai Cập.

4. Mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia vùng vịnh khiến cho việc giải quyết mối bất đồng là không thể

Cả Ai Cập và Libya đều tìm kiếm sự ủng hộ của Nga tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tại đây, Mỹ đã không hề có ý định ủng hộ việc loại bỏ sự tác động của Qatar - một đồng minh Hồi giáo của Mỹ, trong cuộc nội chiến của Lybia. Lybia đã nhờ tới sự ủng hộ của Nga trong việc chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí được áp dụng lên chính phủ được quốc tế công nhận.

Ngày 25/2, một nhóm các chính trị gia Yemen, bao gồm cả ông Ansar Allah - Đại diện cho Đại hội nhân dân và Đảng Xã hội đã tới Moskva theo lời mời của ủy viên Điện Duma. Họ đã đề nghị cho Nga quyền được khai thác trên các mỏ dầu tại Yemen để đổi lấy sự công nhận chính trị, điều sẽ tác động lên phong trào Houthis và cuộc xung đột của họ với Arập Xêút.

5. Chọn Mỹ là một hướng đi bế tắc cho những người tìm kiếm sự thay đổi

Chuyên gia phân tích chính trị người Séc, Alexander Tomsky đã tranh luận rằng mối quan hệ giữ châu Âu và “sự ngạo mạn của nền văn mình bên kia bờ Đại Tây dương” đã dẫn đến việc những điều mà Ukraine đã dược hứa hẹn về chính trị và an ninh sẽ không thể nào trở thành hiện thực.

Sau khi NATO bỏ rơi Libya và Ai Cập bị dẫn dắt bởi người có xu hướng trở nên cực đoan là Tổng thống Mohammed Morsi, một sự thật ngày càng rõ ràng là sau các cuộc chính biến mùa xuân Arập, Mỹ đã không còn hứng thú với sự phát triển của những quốc gia này. Ở mức độ học thuyết, Mỹ chỉ quan tâm tới việc mở rộng sự ảnh hưởng của họ, có nghĩa là tăng cường các mối quan hệ của các quốc gia chịu sự kiểm soát của IMF và quan tâm tới các điểm yếu của những kẻ thù tiềm năng, chẳng hạn như Nga và Iran.

Trong khi đó ở Syria, nơi mà Mỹ đã quyết định trang bị và huấn luyện lực lượng nổi dậy Syria nhằm đáp trả lại IS, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã dựng sẵn lên những phương án để tấn công Bashar al-Assad.

Trong một buổi điều trần về ủy quyền sử dụng ngân sách tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 24/2, Ngoại trưởng Mỹ đã nói rằng: “Theo quan điểm cá nhân, có vẻ như nếu ông Assad hay ai đó tấn công vào lực lượng nổi dậy Syria mà Mỹ đang hỗ trợ thì đó cũng là chuyện dễ hiểu vì đó là một phần của cuộc chiến. Vậy nên họ phải được quyền để tự bảo vệ mình trước những bên có can dự vào cuộc chiến của ISIL, đó là phần quan trọng trong việc đánh bại ISIL”.

Tuy nhiên, cũng giống như với Libya, Mỹ không hề có vai trò gì trò gì đối với Syria sau khi chính quyền của quốc gia này bị lật đổ, ngoài việc phá hủy mối quan hệ kinh tế của họ với Nga và việc lên kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu tới địa Trung Hải cùng Iran.

Theo Hà My (tổng hợp)
PetroTimes