1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Hải quân Trung Quốc né Mỹ, đè Nhật

Hoàn Cầu nói về tham vọng của Trung Quốc trong vấn đề phát triển lực lượng hải quân không nên đua với Mỹ, nhưng phải ngang hàng Nga và vượt Nhật nhằm thực hiện tham vọng biển của quốc gia này.

Hải quân Trung Quốc né Mỹ, đè Nhật

 

Theo Hoàn Cầu, dư luận quốc tế bàn luận nhiều về công cuộc xây dựng và phát triển của lực lượng hải quân Trung Quốc, trong đó nhiều nhất là báo chí Mỹ và Nhật Bản. Theo những bài báo này, dường như việc hải quân Trung Quốc tăng cường lực lượng và mở rộng phạm vi hoạt động đã trở thành kẻ làm đảo lộn cục diện cân bằng sức mạnh trên biển của khu vực và thế giới. Những lời chỉ trích này vừa thiếu căn cứ, cũng không phù hợp với thực tế. Hoàn cầu cho rằng, chỉ khi phát triển hải quân, Trung Quốc mới có thể thích ứng với hoạt động bảo vệ và mở rộng lợi ích quốc gia, đồng thời đóng góp cho nền hòa bình khu vực và thế giới.

Tờ báo của giới diều hâu nhận định Trung Quốc đang ở trong khởi điểm lịch sử phát triển mới, trong khi công cuộc phát triển quốc phòng và xây dựng Trung Quốc tồn tại hai điểm “không thích ứng” nghiêm trọng: Trình độ hiện đại hóa quân sự không thích ứng với yêu cầu đánh thắng chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa, khả năng quân sự của Trung Quốc không thích ứng với yêu cầu thực hiện sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn mới của thế kỷ mới. So với các quân chủng khác, hải quân Trung Quốc kém phát triển hơn cả. Trong thời điểm hiện nay và một thời gian khá dài trong tương lai, vị thế và vai trò của lực lượng hải quân nước này cần được nâng cao ở hàng đầu.

Tàu ngầm hải quân PLA tại cảng Tam Á, Hải Nam.

Tàu ngầm hải quân PLA tại cảng Tam Á, Hải Nam.
Tàu ngầm hải quân PLA tại cảng Tam Á, Hải Nam.
Tàu đổ bộ đệm khí rời khỏi tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn trong một cuộc diễn tập của hải quân PLA ở khu vực Biển Đông.

Hải quân Trung Quốc hiện có 235.000 người, trực thuộc ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải, gồm 5 binh chủng là lực lượng tàu chiến mặt nước, lực lượng tàu ngầm, lực lượng không quân hải quân, lực lượng thủy quân lục chiến và lực lượng phòng thủ bờ biển. Xét về quân số binh lính và quy mô tàu chiến, không hề thua kém hải quân Mỹ và Nga. Tuy nhiên nếu xét về năng lực tác chiến tổng hợp như tính năng của trang bị vũ khí, lý thuyết tác chiến và kinh nghiệm thực chiến... thì cách hải quân Mỹ và Nga một thậm chí vài thế hệ.

Khoảng cách với Mỹ - Nhật

Hoàn Cầu phân tích thử xem sức mạnh của hải quân Mỹ và Lực lượng phòng thủ trên biển Nhật Bản – quốc gia hiện coi lực lượng hải quân Trung Quốc là mối đe đọa, đồng thời dù xét về ý đồ chiến lược hay khả năng tác chiến, đều là mối đe dọa lớn đối với Trung Quốc sẽ thấy rõ nét khoảng cách giữa hai bên.

Hải quân Mỹ là “anh cả” của thế giới, năng lực tác chiến tổng hợp trên biển đi đầu toàn cầu. Trước hết, thành phần then chốt trong lực lượng tác chiến trên biển của Mỹ gồm11 tàu hàng không mẫu hạm, trong đó 10 tàu là hàng không mẫu hạm động cơ hạt nhân lớp Nimitz đứng đầu thế giới. Và hàng không mẫu hạm động cơ hạt nhân lớp Ford đang được sản xuất sẽ có tính tăng tổng thể vượt trội hơn một bậc.

Tàu ngầm hải quân PLA tại cảng Tam Á, Hải Nam.
Mỹ có 11 cụm tàu sân bay xung kích hoạt động trên khắp các đại dương. Chưa kể 10 tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Wasp sẽ biến thành các tàu sân bay thực sự khi được trang bị phiên bản F-35 cất/hạ cánh thẳng đứng trên hạm.
Tàu ngầm hải quân PLA tại cảng Tam Á, Hải Nam.

Tàu sân bay Gerald Ford uy lực và tối tân nhất thế giới đang được Mỹ hoàn thiện sẽ tiếp tục giúp Mỹ thống trị các đại dương.

Các loại tàu chiến mặt nước như tàu tuần dương và tàu khu trục hàng đầu thế giới mà Mỹ đang sở hữu gồm 160 chiếc, trong đó có 22 chiếc tàu tuần dương tên lửa động cơ hạt nhân lớp Ticonderoga, 62 chiếc tàu khu trục tên lửa lớp Burke, chỉ cần 3-5 tàu chiến trong số các tàu chiến mặt nước loại lớn hiện đại này cũng đủ khả năng kiểm soát vùng biển của một chiến dịch. Sức chiến đấu của lượng chiến xa lưỡng cư Mỹ với chủ lực là 10 tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp không hề thua kém lực lượng hàng không mẫu hạm.

14 tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược lớp Ohio đảm nhận nhiệm vụ chủ chốt uy hiếp hạt nhân chiến lược của Mỹ, trong đó 3 tàu luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu 24/24h, có thể phóng đi gần 600 đầu đạn hạt nhân vào bất cứ lúc nào. Tàu ngầm tên lửa hành trình được cải tạo từ 4 tàu ngầm tên lửa chiến lược lớp Ohio có thể phóng đi hơn 600 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. 3 tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến lược lớp Seawolf được thiết kế trong Chiến tranh lạnh nhằm vào Liên Xô hiện đang ở trong trạng thái không có đối thủ. Hải quân Mỹ có 45 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, 18 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia, không những là khắc tinh của tàu ngầm các nước, mà còn có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến tấn công tên lửa tầm xa trên biển và trên bộ.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ mang một số vũ khí hạt nhân đủ xóa sổ cả một lục địa.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ mang một số vũ khí hạt nhân đủ xóa sổ cả một lục địa.

Mặc dù lực lượng quân sự trên biển của Nhật Bản được gọi là Lực lượng phòng vệ trên biển, nhưng xét về quy mô, độ tinh nhuệ hay trang bị vũ khí tiên tiến, tố chất huấn luyện, truyền thống và kinh nghiệm tác chiến trên biển.. đều là một lực lượng quân sự trên biển hùng mạnh không thể coi thường.

Trước đó Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản gồm 4 nhóm tàu chiến mặt nước, mỗi nhóm tàu chiến gồm 8 tàu khu trục, 8 máy bay trực thăng, được gọi là “hạm đội 8-8”. Bước sang thế kỷ XXI, Nhật Bản tăng cường tốc độ phát triển lực lượng quân sự trên biển, sau khi tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Kongo được đưa vào sử dụng, trên thực tế Nhật Bản đã đạt đến quy mô 4 “hạm đội 10- 10”, tức: Mỗi nhóm tàu chiến có 10 tàu khu trục, tàu hộ vệ và 10 máy bay trực thăng.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ mang một số vũ khí hạt nhân đủ xóa sổ cả một lục địa.
Hạm đội Nhật thuộc loại hùng mạnh hàng đầu châu Á và có bề dày kinh nghiệm tác chiến. Ảnh: Tàu sân bay Hyuga của hải quân Nhật.

Tàu khu trục tên lửa Hyuga mới nhất của Nhật Bản, dù xét về lượng choán nước, động lực hay thiết kế ngoại quan đều được các chuyên gia hải quân quốc tế coi là một mẫu hạm đích thực. Tàu chiến quân sự 22DDH mới nhất đang trong quá trình chế tạo của Nhật Bản đại diện cho trình độ mới nhất và cao nhất của tàu chiến hải quân đương đại, chắc chắn sẽ nâng cao thực lực cho Lực lượng phòng thủ trên biển của quốc gia này. Nhật Bản hiện sở hữu 18 tàu ngầm thường quy, dù xét về tính năng tiếng ồn hay trang bị vũ khí đều đại diện cho trình độ mới nhất của thế giới.

Không đua với hải quân Mỹ

Hoàn Cầu cao giọng tuyên bố Trung Quốc là nước lục địa và hải dương, biển là không gian quan trọng và nền tảng tài nguyên giúp Trung Quốc có thể phát triển bền vững, liên quan đến tương lai của quốc gia và hạnh phúc của người dân. Khai thác, sử dụng và bảo vệ biển, xây dựng cường quốc biển là chiến lược phát triển quan trọng của Trung Quốc. Hải quân là lực lượng chủ thể của các hành động tác chiến trên biển, có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của quốc gia, đẩy nhanh tốc độ xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại là nhiệm vụ cấp bách.

Trung Quốc tự tin cho rằng hải quân nước này sẽ ngang Nga, vượt Nhật.
Trung Quốc tự tin cho rằng hải quân nước này sẽ ngang Nga, vượt Nhật.

Tờ báo nổi tiếng dân tộc chủ nghĩa hô hào Trung Quốc cần phải xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh tương xứng với vị thế của nước này trên trường quốc tế, thích ứng với anh ninh và lợi ích phát triển của quốc gia. Chính vì thế lực lượng hải quân Trung Quốc buộc phải vượt lên lực lượng tác chiến trên biển của Nhật Bản, đây là điều không cần giấu giếm, đồng thời cũng buộc phải để Nhật Bản từng bước thích nghi với sự thay đổi và tụt hậu. So với hải quân các nước lớn khác, xét về quy mô, hải quân Trung Quốc đang ngang bằng với thực lực của lực lượng hải quân Nga.

Hoàn Cầu thừa nhận mặc dù trong mấy chục năm tới, rất có thể tổng GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, nhưng Trung Quốc không nên chạy đua quân sự với hải quân Mỹ. Tuy nhiên, sức mạnh tổng thể của hải quân Trung Quốc, đặc biệt là số lượng tàu tác chiến trên biển cỡ lớn ít nhất phải đạt 1/3 quy mô sức mạnh tổng thể của hải quân Mỹ, rút ngắn được khoảng cách về trang bị vũ khí, trình độ chiến thuật. Theo tờ báo, Trung Quốc cần thẳng thắn trao đổi chiến lược với Mỹ, Mỹ cũng cần thay đổi suy nghĩ để thích nghi với sự thay đổi tất yếu này.

Theo Huy Long
Tiền phong/Hoàn Cầu