1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Gulen - người bị tố đang ở Mỹ "giật dây" đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ là ai?

Có rất ít người sống bên ngoài Thổ Nhĩ Kỳ biết đến cái tên Fethullah Gulen.

Tuy nhiên, giáo sĩ ẩn dật 75 tuổi hiện đang sống lưu vong trên đất Mỹ đã trở thành tâm điểm chú ý, sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tố cáo ông làm chủ mưu cuộc đảo chính làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ vào rạng sáng 16-7, theo giờ Việt Nam.

Ít ai biết nhà truyền giáo Gulen hiện đang sống ẩn dật ở bang Pennsylvania từng có thời là một đồng minh thân tín của ông Erdogan, giúp lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ củng cố quyền lực trong 2 năm đầu lên nắm quyền.

Erdogan (trái) và Gulen từng có một thời là đồng minh thân tín
Erdogan (trái) và Gulen từng có một thời là đồng minh thân tín

Giáo sĩ có giọng ngâm kinh Koran Hồi giáo rất truyền cảm được những người ủng hộ đặt cho biệt danh “hocaefendi” tiếng Thổ Nhĩ kỳ có nghĩa giáo sĩ (Imam) đáng được tôn kính ở thành phố Izmir trong những năm 1960.

Ông chủ trương phân tích sự tốt đẹp của đạo Hồi bằng cách nhấn mạnh sự chung sống hòa bình trong một thế giới đa tôn giáo, những người không ủng hộ tố cáo ông tìm kiếm quyền lực thông qua hoạt động truyền giáo trên khắp đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Phong trào Gulen từ lâu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục. Trong khi nhiều người ủng hộ đảng Công lý & Phát triển (AKP) cầm quyền có tư tưởng Hồi giáo do ông Erdogan làm lãnh đạo thường là những doanh nhân, những người tham gia phong trào Gulen (còn gọi Gulenist) thường thân thiện với dân hơn trong khi làm việc trong bộ máy nhà nước.

Hình ảnh cuộc đảo chính quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16-7-2016
Hình ảnh cuộc đảo chính quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16-7-2016

Chẳng hạn, những người ủng hộ ông Gulen giúp đỡ AKP tận tâm và không vụ lợi trong giai đoạn đầu nắm giữ quyền lực, nhiều Gulenist từng hoạt động trong ngành cảnh sát, tư pháp mà những người thế tục chống Hồi giáo từng thống trị.

Gulenist cũng từng giành chiến thắng trong vụ án chính trị cấp cao có tên gọi Ergeneko và Sledgehammer nhắm mục tiêu vào kẻ thù chung của cả ông Gulen và ông Erdogan, đặc biệt trong quân đội cũng như những bộ phận khác theo trật tự thế tục cũ.

Gulen - người bị tố đang ở Mỹ "giật dây" đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ là ai? - 3

Hàng trăm người Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắt và kết án tù giam, trong đó có những nhà báo viết sách miêu tả chi tiết về ảnh hưởng của ông Gulen đối với nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Họ cũng lãnh đạo nhiều tổ chức kinh tế lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, điển hình như tập đoàn Tuskon và báo Today Zaman (Thời đại), tờ báo có lượng phát hành lớn nhất cả nước trước khi bị chính quyền Erdogan đóng cửa và bắt hoạt động theo “đường lối” của AKP sau khi tòa soạn đăng những phóng sự về “quan hệ” đầy nghi vấn giữa Ankara với IS đặc biệt hoạt động buôn lậu dầu và vũ khí.

Gulen sống ở Mỹ từ năm 1999, khi đó ông rời Thổ Nhĩ Kỳ vì sợ bị truy tố trong một chiến dịch đàn áp Hồi giáo. Vào cuối năm 2013, hai người đàn ông từng là đồng minh với nhau bỗng chốc trở thành kẻ thù, sau khi ông Gulen trở thành thách thức quyền lực đối với ông Erdogan.

Gulen - người bị tố đang ở Mỹ "giật dây" đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ là ai? - 4

Những quan chức thực thi pháp luật và tòa án từng trung thành với ông Gulen trở thành một lực lượng chống tham nhũng chống lại những người thân cận với ông Erdogan, nhắm mục tiêu đến một số bộ trưởng và con trai của ông Erdogan.

Nhưng vào đầu năm 2014, Erdogan “phản công”, cách chức hàng ngàn cảnh sát, công tố viên và thẩm phán bị nghi có quan hệ với Gulen.

Zeynep Jane Kandur, một thành viên AKP đại diện cho TP Istanbul cho biết: “Vụ đảo chính không thuộc về những người đang bảo vệ dân chủ, nó thuộc về phe thứ 5 trong lực lượng quân đội đang cố gắng chiếm giữ quyền lực”.

Bà cho biết thêm: “Gần đây, chính phủ có nhiều nỗ lực để loại bỏ hết những người ủng hộ Gulen ra khỏi nội bộ quân đội và vụ đảo chính lần này chính là một phản ứng. Đó cũng chính là dấu hiệu tuyệt vọng của họ.

Nhưng nay Gulen và Erdogan đã đối đầu với nhau
Nhưng nay Gulen và Erdogan đã đối đầu với nhau

“Chúng tôi từng hợp tác trong thời gian dài, nhưng sau đó chúng tôi bị chia rẽ và chúng tôi (AKP) đã đi theo đường lối riêng. AKP muốn phát triển dân chủ và sử dụng nó để bảo vệ quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân. Trong khi phe Gulenist chỉ muốn nắm giữ quyền lực và tận dụng nó triệt để”, Zeynep Jane Kandur chia sẻ.

Liên minh vì Lợi ích chung để Phát triển Thổ Nhĩ Kỳ-một tổ chức có quan hệ với phong trào Hizmet được truyền cảm hứng bởi giáo sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành một tuyên bố ngay sáng 16-7 tố cáo ông Erdogan “rất vô trách nhiệm” khi đưa ra cáo buộc đổ lỗi cho ông Gulen “đứng” từ Mỹ “giật dây” cuộc đảo chính quân sự.

“Chúng tôi kiên quyết lên án can thiệp quân sự đối với chính trị trong nước. Đây chính là những giá trị cốt lõi của những người tham gia phong trào Hizmet. Chúng tôi lên án mọi hành động can thiệp quân sự đối với vấn đề chính trị nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ”, tuyên bố nêu rõ.

Theo Phạm Trúc

Công an nhân dân