1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Góc nhìn đa chiều về nền kinh tế Triều Tiên

(Dân trí) - Nền kinh tế Triều Tiên được cho là sẽ gặp nhiều khó khăn hơn với kim ngạch xuất khẩu hàng năm có thể sụt giảm 1 tỷ USD sau khi Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt mới nhất nhằm vào nước này và bạn hàng lớn nhất của Bình Nhưỡng là Trung Quốc cũng phải chịu sức ép từ Mỹ.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5/8 đã công bố nghị quyết trừng phạt mới đối với Triều Tiên, cấm nước này xuất khẩu than, sắt, quặng sắt, chì, quặng chì và hải sản. Lệnh trừng phạt này ước tính có thể khiến kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Triều Tiên giảm 1 tỷ USD trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang đẩy mạnh các biện pháp để phát triển nền kinh tế vốn gặp nhiều khó khăn này. Trong ảnh: Nữ nhân viên bán hàng bên trong một trung tâm thương mại mới mở tại thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên hồi tháng 4.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5/8 đã công bố nghị quyết trừng phạt mới đối với Triều Tiên, cấm nước này xuất khẩu than, sắt, quặng sắt, chì, quặng chì và hải sản. Lệnh trừng phạt này ước tính có thể khiến kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Triều Tiên giảm 1 tỷ USD trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang đẩy mạnh các biện pháp để phát triển nền kinh tế vốn gặp nhiều khó khăn này. Trong ảnh: Nữ nhân viên bán hàng bên trong một trung tâm thương mại mới mở tại thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên hồi tháng 4.

Nghị quyết mới của Liên Hợp Quốc cũng cấm các nước tăng số lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, cấm các liên doanh mới với Triều Tiên cũng như những hoạt động đầu tư mới trong các liên doanh hiện tại. Biện pháp này được cho là sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tiền do lao động Triều Tiên chuyển từ nước ngoài về nước và tác động tới nền kinh tế nước này. Trong ảnh: Ngư dân Triều Tiên đánh bắt cá trên sông Yalu ở khu vực Sinuiju giáp biên giới với Trung Quốc.
Nghị quyết mới của Liên Hợp Quốc cũng cấm các nước tăng số lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, cấm các liên doanh mới với Triều Tiên cũng như những hoạt động đầu tư mới trong các liên doanh hiện tại. Biện pháp này được cho là sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tiền do lao động Triều Tiên chuyển từ nước ngoài về nước và tác động tới nền kinh tế nước này. Trong ảnh: Ngư dân Triều Tiên đánh bắt cá trên sông Yalu ở khu vực Sinuiju giáp biên giới với Trung Quốc.

Báo cáo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc mới đây cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Triều Tiên trong năm 2016 đạt mức 32.000 tỷ won (khoảng 28,5 tỷ USD), tăng 3,9% so với năm 2015. 2016 cũng là năm kinh tế Triều Tiên tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 1999. Trong ảnh: Khách hàng mua giày bên trong một cửa hàng ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Báo cáo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc mới đây cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Triều Tiên trong năm 2016 đạt mức 32.000 tỷ won (khoảng 28,5 tỷ USD), tăng 3,9% so với năm 2015. 2016 cũng là năm kinh tế Triều Tiên tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 1999. Trong ảnh: Khách hàng mua giày bên trong một cửa hàng ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, mặt hàng Triều Tiên nhập khẩu nhiều nhất hiện nay là sản phẩm công nghiệp và hàng dệt may. Trong ảnh: Một phụ nữ bán đồ ăn nhanh tại trung tâm Bình Nhưỡng.
Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, mặt hàng Triều Tiên nhập khẩu nhiều nhất hiện nay là sản phẩm công nghiệp và hàng dệt may. Trong ảnh: Một phụ nữ bán đồ ăn nhanh tại trung tâm Bình Nhưỡng.

Khai khoáng và sản xuất vẫn là hai ngành phát triển mạnh nhất trong nền công nghiệp Triều Tiên, chiếm khoảng 33,2% tổng sản lượng công nghiệp trong năm 2016. Trong ảnh: Các công nhân làm việc tại Nhà máy cáp điện 326 ở Bình Nhưỡng.
Khai khoáng và sản xuất vẫn là hai ngành phát triển mạnh nhất trong nền công nghiệp Triều Tiên, chiếm khoảng 33,2% tổng sản lượng công nghiệp trong năm 2016. Trong ảnh: Các công nhân làm việc tại Nhà máy cáp điện 326 ở Bình Nhưỡng.

Triều Tiên sở hữu lượng khoáng sản phong phú dưới lòng đất với khoảng 200 loại khoáng sản khác nhau, bao gồm cả kim loại hiếm. Hàn Quốc ước tính tổng giá trị trữ lượng khoáng sản của Triều Tiên vào khoảng 6-10 nghìn tỷ USD và việc xuất khẩu các loại khoáng sản này mang lại nguồn tiền ngoại tệ không nhỏ cho Bình Nhưỡng. Trong ảnh: Mỏ quặng sắt gần khu vực Musan của Triều Tiên.
Triều Tiên sở hữu lượng khoáng sản phong phú dưới lòng đất với khoảng 200 loại khoáng sản khác nhau, bao gồm cả kim loại hiếm. Hàn Quốc ước tính tổng giá trị trữ lượng khoáng sản của Triều Tiên vào khoảng 6-10 nghìn tỷ USD và việc xuất khẩu các loại khoáng sản này mang lại nguồn tiền ngoại tệ không nhỏ cho Bình Nhưỡng. Trong ảnh: Mỏ quặng sắt gần khu vực Musan của Triều Tiên.

Mặc dù có nguồn khoáng sản phong phú nhưng Triều Tiên vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác và vận chuyển do thiếu thốn trang thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng. Trung Quốc hiện vẫn là nước nhập khẩu chính các mặt hàng khai khoáng của Triều Tiên. Trong ảnh: Các công nhân vác bao xi măng lên xe tải tại khu vực bờ sông Yalu gần khu vực giáp biên giới Trung Quốc.
Mặc dù có nguồn khoáng sản phong phú nhưng Triều Tiên vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác và vận chuyển do thiếu thốn trang thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng. Trung Quốc hiện vẫn là nước nhập khẩu chính các mặt hàng khai khoáng của Triều Tiên. Trong ảnh: Các công nhân vác bao xi măng lên xe tải tại khu vực bờ sông Yalu gần khu vực giáp biên giới Trung Quốc.

Chính phủ Triều Tiên cũng đang đẩy mạnh việc quảng cáo và bán các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nội địa của Triều Tiên cho khách du lịch tại sân bay để tăng nguồn thu. Trong ảnh: Một gian hàng bán đồ uống của hãng hàng không Air Koryo (Triều Tiên) tại sân bay Bình Nhưỡng.
Chính phủ Triều Tiên cũng đang đẩy mạnh việc quảng cáo và bán các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nội địa của Triều Tiên cho khách du lịch tại sân bay để tăng nguồn thu. Trong ảnh: Một gian hàng bán đồ uống của hãng hàng không Air Koryo (Triều Tiên) tại sân bay Bình Nhưỡng.

Triều Tiên liên tiếp phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 đến nay liên quan tới chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi của nước này. Đây chính là rào cản cho sự phát triển của nền kinh tế Triều Tiên trong những năm qua. Trong ảnh: Các công nhân Triều Tiên làm việc trong một nhà máy của Hàn Quốc tại Khu công nghiệp chung Kaesong ở gần biên giới hai nước.
Triều Tiên liên tiếp phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 đến nay liên quan tới chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi của nước này. Đây chính là rào cản cho sự phát triển của nền kinh tế Triều Tiên trong những năm qua. Trong ảnh: Các công nhân Triều Tiên làm việc trong một nhà máy của Hàn Quốc tại Khu công nghiệp chung Kaesong ở gần biên giới hai nước.

Nông nghiệp vẫn là một ngành chính trong nền kinh tế Triều Tiên. Tuy nhiên, sản lượng nông nghiệp cũng bị sụt giảm do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán thường xuyên. Trong ảnh: Nông dân Triều Tiên làm việc trên cánh đồng ở Hwanggumpyong, gần khu vực Sinuiju giáp biên giới Trung Quốc.
Nông nghiệp vẫn là một ngành chính trong nền kinh tế Triều Tiên. Tuy nhiên, sản lượng nông nghiệp cũng bị sụt giảm do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán thường xuyên. Trong ảnh: Nông dân Triều Tiên làm việc trên cánh đồng ở Hwanggumpyong, gần khu vực Sinuiju giáp biên giới Trung Quốc.

Thủ đô Bình Nhưỡng vẫn là nơi tập trung nhiều dự án xây dựng tại Triều Tiên. Trong ảnh: Một công trường xây dựng tại Bình Nhưỡng vào buổi xế chiều.
Thủ đô Bình Nhưỡng vẫn là nơi tập trung nhiều dự án xây dựng tại Triều Tiên. Trong ảnh: Một công trường xây dựng tại Bình Nhưỡng vào buổi xế chiều.

Một trang trại nuôi cá tại Bình Nhưỡng.
Một trang trại nuôi cá tại Bình Nhưỡng.

Một cửa hàng tạp hóa bán các mặt hàng tiêu dùng tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Một cửa hàng tạp hóa bán các mặt hàng tiêu dùng tại thủ đô Bình Nhưỡng.

Nhân viên Triều Tiên làm việc bên trong một ngân hàng tại khu công nghiệp Kaesong, một dự án chung giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Nhân viên Triều Tiên làm việc bên trong một ngân hàng tại khu công nghiệp Kaesong, một dự án chung giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Dây chuyền sản xuất nước uống bên trong nhà máy nước Ryongaksan của Triều Tiên.
Dây chuyền sản xuất nước uống bên trong nhà máy nước Ryongaksan của Triều Tiên.

Các công nhân làm việc tại nhà máy dệt Kim Jong Suk ở Bình Nhưỡng.
Các công nhân làm việc tại nhà máy dệt Kim Jong Suk ở Bình Nhưỡng.

Nhân viên làm việc trên các bao tải hàng hóa được chuyển tới cảng ở gần khu vực Sinuiju của Triều Tiên.
Nhân viên làm việc trên các bao tải hàng hóa được chuyển tới cảng ở gần khu vực Sinuiju của Triều Tiên.

Xe taxi đậu bên ngoài một trung tâm thương mại ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Xe taxi đậu bên ngoài một trung tâm thương mại ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Thành Đạt

Ảnh: Reuters