Giáo hoàng Francis sẵn sàng đối thoại với IS
Trở về sau chuyến thăm Nghị viện châu Âu ở Strasburg, Giáo hoàng Francis I ngày 25/11 khẳng định sẽ không loại trừ khả năng đối thoại với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS)...
... Đồng thời hối thúc các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cần phải có những hành động mạnh mẽ nhằm đối phó với lực lượng Hồi giáo cực đoan này.
Trả lời các phóng viên, Giáo hoàng Francis I nói rằng "cánh cửa" luôn luôn "rộng mở" với các thủ lĩnh IS và không hề ngần ngại đối thoại với họ về mọi vấn đề. Với tuyên bố này, Giáo hoàng Francis I trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của thế giới Phương Tây sẵn sàng tiếp xúc lực lượng IS.
Liên quan đến vấn đề người nhập cư, Giáo hoàng kêu gọi các nước châu Âu phải đối xử tốt hơn với người nhập cư và tránh để xảy ra các thảm họa trên biển như năm ngoái, từng khiến hàng trăm người nhập cư trái phép bằng đường biển vào châu Âu thiệt mạng do thuyền bị chìm.
Các nước Hồi giáo quan ngại về sự bành trướng của IS
Tại cuộc họp lần thứ 30 của Ủy ban thường trực về hợp tác kinh tế và thương mại thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) khai mạc ngày 25/11 ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Hồi giáo đã bày tỏ quan ngại về sự bành trướng của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Các đại biểu tham dự cuộc họp kéo dài 4 ngày này đã hướng sự chú ý vào tình trạng thiếu an ninh trong khu vực và mối đe dọa ngày càng tăng từ IS, đồng thời nhấn mạnh vấn đề an ninh là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển kinh tế của khu vực. Ông Sami N. Al-Saqabi, Trợ lý Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề kinh tế của Kuwait, khẳng định yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến chống IS sẽ là cắt đứt nguồn tài chính của tổ chức này. Ông Saqabi cho rằng chỉ sau khi ngăn chặn các nước tài trợ cho IS thì lực lượng thánh chiến này mới biến mất.
Thổ Nhĩ Kỳ: 600 người tham gia các nhóm thánh chiến
Ngày 25/11, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết khoảng 600 công dân nước này đã tham gia các nhóm thánh chiến như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Hiện hơn 100 đối tượng trong số này đã bị tiêu diệt.
Trong phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, ông Cavusoglu khẳng định Ankara đã ra lệnh cấm nhập cảnh đối với 7.000 người nước ngoài và trục xuất 1.100 người bị tình nghi tham gia các nhóm thánh chiến. Ngoại trưởng Cavusoglu cũng cho rằng "sẽ là không công bằng" khi trông đợi Ankara có thể một mình giải quyết tình trạng các tay súng nước ngoài vượt qua đường biên giới dài 1.000 km giữa Thổ Nhĩ Kỳ với 2 nước láng giềng Iraq và Syria để tham chiến trong hàng ngũ các nhóm thánh chiến, đồng thời kêu gọi các nước Phương Tây tăng cường chia sẻ thông tin tình báo.
Trong diễn biến liên quan, Chánh Văn phòng Tổng thống khu tự trị người Kurd ở Iraq Fuad Hussein cho biết bên cạnh việc huấn luyện, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cung cấp vũ khí cho lực lượng người Kurd ở Iraq chiến đấu chống IS. Theo ông Hussein, tuy Ankara không cung cấp vũ khí hạng nặng song người Kurd ở Iraq hy vọng sẽ nhận được những loại vũ khí như vậy.
Cảnh sát Hà Lan bắt 3 nghi can khủng bố
Văn phòng công tố Hà Lan ngày 25/11 cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ 3 người đàn ông, trong đó có 1 đối tượng từng là phần tử thánh chiến, bị tình nghi âm mưu tấn công khủng bố và tài trợ cho các chiến binh ở Syria.
Theo tuyên bố của văn phòng trên, 3 tên này, gồm 2 người 26 tuổi và 1 người 30 tuổi, bị bắt giữ tại 2 thành phố Eindhoven và Arnhem, miền Nam Hà Lan. Các đối tượng “bị tình nghi chuẩn bị tiến hành các cuộc tấn công khủng bố và muốn gia nhập Mặt trận Al-Nursa", chi nhánh của Al-Qaeda tại Syria.
Theo số liệu tình báo mới nhất của Hà Lan, khoảng 130 phần tử thánh chiến Hà Lan đã tới Syria tham chiến, trong đó có 30 đối tượng đã trở về nước và 14 tên thiệt mạng trong giao tranh.
Trước đó, trong bài phát biểu ở Nghị viện châu Âu, Giáo hoàng đã tố cáo IS nói riêng và các lực lượng khác đã truy bức các thiểu số người Công giáo trên thế giới, coi đó là những "hành vi bạo lực và tàn nhẫn"
Trả lời các phóng viên, Giáo hoàng Francis I nói rằng "cánh cửa" luôn luôn "rộng mở" với các thủ lĩnh IS và không hề ngần ngại đối thoại với họ về mọi vấn đề. Với tuyên bố này, Giáo hoàng Francis I trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của thế giới Phương Tây sẵn sàng tiếp xúc lực lượng IS.
Liên quan đến vấn đề người nhập cư, Giáo hoàng kêu gọi các nước châu Âu phải đối xử tốt hơn với người nhập cư và tránh để xảy ra các thảm họa trên biển như năm ngoái, từng khiến hàng trăm người nhập cư trái phép bằng đường biển vào châu Âu thiệt mạng do thuyền bị chìm.
Các nước Hồi giáo quan ngại về sự bành trướng của IS
Tại cuộc họp lần thứ 30 của Ủy ban thường trực về hợp tác kinh tế và thương mại thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) khai mạc ngày 25/11 ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Hồi giáo đã bày tỏ quan ngại về sự bành trướng của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Các đại biểu tham dự cuộc họp kéo dài 4 ngày này đã hướng sự chú ý vào tình trạng thiếu an ninh trong khu vực và mối đe dọa ngày càng tăng từ IS, đồng thời nhấn mạnh vấn đề an ninh là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển kinh tế của khu vực. Ông Sami N. Al-Saqabi, Trợ lý Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề kinh tế của Kuwait, khẳng định yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến chống IS sẽ là cắt đứt nguồn tài chính của tổ chức này. Ông Saqabi cho rằng chỉ sau khi ngăn chặn các nước tài trợ cho IS thì lực lượng thánh chiến này mới biến mất.
Phiến quân IS tại Syria
Thổ Nhĩ Kỳ: 600 người tham gia các nhóm thánh chiến
Ngày 25/11, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết khoảng 600 công dân nước này đã tham gia các nhóm thánh chiến như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Hiện hơn 100 đối tượng trong số này đã bị tiêu diệt.
Trong phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, ông Cavusoglu khẳng định Ankara đã ra lệnh cấm nhập cảnh đối với 7.000 người nước ngoài và trục xuất 1.100 người bị tình nghi tham gia các nhóm thánh chiến. Ngoại trưởng Cavusoglu cũng cho rằng "sẽ là không công bằng" khi trông đợi Ankara có thể một mình giải quyết tình trạng các tay súng nước ngoài vượt qua đường biên giới dài 1.000 km giữa Thổ Nhĩ Kỳ với 2 nước láng giềng Iraq và Syria để tham chiến trong hàng ngũ các nhóm thánh chiến, đồng thời kêu gọi các nước Phương Tây tăng cường chia sẻ thông tin tình báo.
Trong diễn biến liên quan, Chánh Văn phòng Tổng thống khu tự trị người Kurd ở Iraq Fuad Hussein cho biết bên cạnh việc huấn luyện, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cung cấp vũ khí cho lực lượng người Kurd ở Iraq chiến đấu chống IS. Theo ông Hussein, tuy Ankara không cung cấp vũ khí hạng nặng song người Kurd ở Iraq hy vọng sẽ nhận được những loại vũ khí như vậy.
Cảnh sát Hà Lan bắt 3 nghi can khủng bố
Văn phòng công tố Hà Lan ngày 25/11 cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ 3 người đàn ông, trong đó có 1 đối tượng từng là phần tử thánh chiến, bị tình nghi âm mưu tấn công khủng bố và tài trợ cho các chiến binh ở Syria.
Theo tuyên bố của văn phòng trên, 3 tên này, gồm 2 người 26 tuổi và 1 người 30 tuổi, bị bắt giữ tại 2 thành phố Eindhoven và Arnhem, miền Nam Hà Lan. Các đối tượng “bị tình nghi chuẩn bị tiến hành các cuộc tấn công khủng bố và muốn gia nhập Mặt trận Al-Nursa", chi nhánh của Al-Qaeda tại Syria.
Theo số liệu tình báo mới nhất của Hà Lan, khoảng 130 phần tử thánh chiến Hà Lan đã tới Syria tham chiến, trong đó có 30 đối tượng đã trở về nước và 14 tên thiệt mạng trong giao tranh.