1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Giải cứu con tin Nhật Bản: Bài toán khó cho ông Abe

Mới đây, hai con tin người Nhật Bản đã bị lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt giữ và đòi 200 triệu USD tiền chuộc. Đây sẽ là bài toán khó đầu tiên trong năm 2015 cho Thủ tướng Nhật Bản - ông Shinzo Abe.

Ông Shinzo Abe
Ông Shinzo Abe
 
Ông Abe hiện đang lưu lại Jerusalem trong chuyến thăm 6 ngày đến Trung Đông. Tuy nhiên ông có ý định hủy bỏ kế hoạch kế tiếp của chuyến đi và trở về Nhật Bản giải quyết vụ khủng hoảng con tin.

Trong một cuộc họp báo ở Jerusalem, ông Abe cho biết: ông vô cùng căm phẫn và oán giận trước những lời đe dọa. Ông yêu cầu IS ngay lập tức trả tự do cho các con tin.

Ông phát biểu: “Chủ nghĩa cực đoan và Hồi giáo chân chính hoàn toàn khác nhau. Cộng đồng quốc tế sẽ không nhượng bộ trước bất kì hình thức khủng bố nào và chúng ta sẽ phải cùng nhau hợp sức lại”.

Dùng tiền có cứu được con tin?

Ông Shinzo Abe

 Cựu thủ tướng Nhật Bản Takeo Fukuda từng phải trả tiền chuộc giải cứu con tin (nguồn: The Diplomat)

Trước đây, Nhật Bản cũng đã từng dùng tiền chuộc để giải cứu con tin, nổi tiếng nhất là vụ giải cứu vào năm 1977 khi Thủ tướng chính phủ Takeo Fukuda đồng ý trả 6 triệu USD để giải cứu hành khách trên chiếc máy bay thuộc hãng hàng không Nhật Bản bị không tặc cướp ở Bangladesh.
 
Tuy nhiên, theo nhận định của hãng tin BBC, vụ việc lần này hoàn toàn khác.

Trước tiên, lượng tiền chuộc quá lớn. Không một thủ tướng nào muốn giao nộp 200 triệu USD cho những tên khủng bố; ông Abe cũng không phải ngoại lệ.

Hơn nữa, công chúng vẫn im lặng trước vụ việc trên. Kenji Goto là một nhà làm phim tài liệu nổi tiếng, nhưng nhiều người sẽ nói rằng lý do là vì ông ấy vẫn muốn đi Syria sau khi những con tin khác đã bị giết.

Haruna Yukawa thậm chí còn ít được quan tâm hơn. Ông được cho là một nhà sáng tác thơ tùy hứng, đến Syria để lập một tổ chức an ninh quân đội trong khi không có lý lịch quân đội. Trang web của ông cho thấy hình ảnh ông đi với quân nổi dậy Syria, mang theo một khẩu súng trường...Trong đoạn video quay vụ bắt cóc của ông được đăng trên một trang web của quân Hồi giáo, ông được cho là "vừa là bác sĩ vừa là nhà báo" (?)

Chống khủng bố chứ không đưa tiền “nuôi” khủng bố

Ông Abe cho biết thêm rằng, Nhật Bản vẫn sẽ tiếp tục cam kết ủng hộ phi quân sự ở Trung Đông. Hôm 17-1 tại Cairo, ông Abe đã cam kết trợ giúp phi quân sự 2,5 tỉ USD cho khu vực, trong đó 200 triệu USD cho các quốc gia chiến đấu chống IS.
Các giới chức liên quan nhận rằng phần lớn số tiền 200 triệu USD sẽ được dùng vào việc giúp đỡ những người tị nạn từ Syria và Iraq. Ông Abe cũng cảnh báo thế giới sẽ hứng chịu nhiều hậu quả khó lường nếu các vụ khủng bố tiếp tục lan rộng.

Nền kinh tế Nhật Bản chủ yếu dựa vào lượng dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông. Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của đài BBC tại Tokyo đưa tin, với cuộc khủng hoảng con tin hiện nay, ông Abe đứng trước một vấn đề chính trị hết sức tồi tệ.
 
Trước đó, người dân Nhật Bản đã lo sợ những hậu quả khó lường từ việc Nhật Bản tích cực tham gia vào chiến dịch chống khủng bố để khẳng địng vị thế quốc tế.

Thứ trưởng Ngoại giao Yasuhide Nakayama sẽ bay đến Jordan trong nỗ lực giải quyết vụ khủng hoảng con tin này.

Theo Vĩ Tường
Pháp luật TPHCM