1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Gánh nặng chiến tranh Iraq của nước Mỹ

(Dân trí) - Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman bang Connecticut, một nhân vật ủng hộ cuộc chiến tại Irắc, ngày 6/2, đã kêu gọi thực hiện một luật thuế mới để trang trải chi phí khổng lồ của cuộc chiến này trong khi Quốc hội Mỹ tiến hành cuộc thảo luận về kế hoạch ngân sách 2,9 nghìn tỷ USD cho năm tới của Tổng thống George W. Bush.

Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman đã đề nghị "thảo luận về thuế chống chủ nghĩa khủng bố" trong một cuộc điều trần tại Thượng viện mà tại đó ông nói rằng ngân sách quốc phòng 622 tỷ USD của Lầu Năm Góc cho tài khóa 2008 có thể ảnh hưởng đến số tiền dành cho các chương trình trong nước.

 

Trong lúc đó Tổng thống Bush đã tới Manassas, bang Virginia, đưa ra bức thông điệp mâu thuẫn về ngân sách mà ông đã trình lên Quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát hôm 5/2. Ông Bush phát biểu với các nhân viên của tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Micron Technology: "Ngân sách này có thể đủ nếu Quốc hội chống lại đề nghị tăng thuế".

 

Khi các cuộc chiến ở Irắc và Ápganixtan tiếp diễn và chi phí của chúng có thể lên tới 662 tỷ USD vào cuối năm tới, Quốc hội Mỹ ngày càng lo ngại về việc cắt giảm các chương trình trong nước để hạn chế thâm hụt ngân sách. Ngay cả các đảng viên đảng Cộng hòa ôn hòa cũng đã chống lại ngân sách eo hẹp dành cho các chương trình xã hội, cho rằng chúng đã bị "cắt giảm hết mức". Các ủy ban ngân sách của Thượng viện và Hạ viện muốn đưa ra các kế hoạch chi tiêu riêng trong một vài tháng tới. Thượng nghị sĩ Lieberman phát biểu trong một cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện về ngân sách quốc phòng của Bush: "Tôi cho rằng chúng ta phải bắt đầu nghĩ đến cuộc thảo luận về một khoản thuế cho cuộc chiến chống khủng bố. Ý tôi là, mọi người vẫn nói rằng chúng ta không đòi hỏi sự hy sinh từ bất kỳ ai ngoài quân đội và những người đang tham gia cuộc chiến này".

 

Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi của Hạ viện Mỹ Charles Rangel lại cho rằng ông Bush cần lắng nghe các đảng viên đảng Dân chủ nếu ông muốn có được ngân sách để giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến chính trị như an sinh xã hội, y tế và trợ cấp y tế.

 

Sau gần 4 năm tham chiến tại Irắc, quân đội Mỹ bắt đầu rơi vào tình trạng "căng thẳng và kiệt quệ" khi phải liên tiếp tiến hành các chiến dịch bình định. Các chỉ huy chiến đấu tại chiến trường này đã cảnh báo cho dù Chính quyền Mỹ không thích nói đến, song nhìn vào viễn cảnh tương lai, Irắc ngày càng trở thành một gánh nặng về ngân sách cho Mỹ.

 

Điều đó được phản ánh qua thực trạng quân đội Mỹ tại Irắc. Đầu năm nay, các chỉ huy thủy quân lục chiến Mỹ tại Irắc đã thừa nhận rằng giả sử chiến tranh "kết thúc ngay ngày mai" và các đơn vị lính thủy đánh bộ được trở về nhà thì vẫn cần phải có ngay khoảng 13 tỷ USD để tái trang bị các thiết bị quân dụng đã bị phá hủy hoặc hỏng hóc sau một thời gian dài chiến đấu. Sau gần 4 năm, khoản chi phí này sẽ chiếm một tỷ lệ quan trọng trong ngân sách hàng năm (năm 2004 là 17 tỷ USD) mà Lầu Năm Góc dành cho lực lượng này.

 

Không phải đến thời điểm hiện nay, mà ngay từ tháng 7/2006, một nhóm nghị sĩ đảng Dân chủ đã cảnh báo Tổng thống G. W. Bush lời  có đến 2/3 số lữ đoàn chiến đấu của quân đội Mỹ nói chung không thể sẵn sàng cho các nhiệm vụ thời chiến mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu trang thiết bị tiêu chuẩn.

 

Một số lượng không ít trong số trang thiết bị được quân đội Mỹ triển khai tại Irắc bắt đầu hỏng hóc hoặc xuống cấp do hậu quả của 4 năm hoạt động liên tục trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở chiến trường này. Khí hậu sa mạc cũng là nguyên nhân gây trục trặc thường xuyên cho phương tiện quân sự của một số đơn vị không thuộc vùng chiến sự. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp hỏng hóc vì các vụ tấn công thường xuyên của các nhóm nổi dậy.

 

Kể từ khi các cuộc tấn công nổi dậy bắt đầu "nóng lên" vào cuối năm 2003 đến nay, lục quân Mỹ đã bị thiệt hại ít nhất 20 xe tăng M1 Abrams, 50 xe chiến đấu Bradley, 20 xe chiến đấu địa hình Stryker, 20 xe chuyên chở lính M113 và 250 xe Humvee. Tổng số xe bị phá hủy trong chiến đấu của lục quân Mỹ hiện lên tới gần 1.000, gần bằng số xe tải hạng nặng và hạng trung, xe rà phá mìn và xe trinh sát Fox mà Lầu Năm Góc đã bổ sung cho lực lượng này trong hơn 3 năm chiến đấu. Hầu hết các xe bị phá hủy đều liên quan trực tiếp đến các thiết bị nổ của các nhóm nổi dậy tại Irắc.

 

Đầu tháng 2 này, các chỉ huy lục quân Mỹ đã lên tiếng đề nghị Lầu Năm Góc cấp 9 tỷ USD để bổ sung cho các kho vũ khí dự trữ đang "rỗng ruột", trong đó một phần lớn khoản tiền đó sẽ được chi cho việc thay thế hoặc sửa chữa các loại xe tăng, thiết giáp và trực thăng. Trong khi đó, tướng Peter Schoomaker, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, cho rằng lực lượng này đang rất cần một khoản ngân sách khoảng 17 tỷ USD trong năm tài chính 2007 để trang bị bổ sung cho các kho vũ khí và quân trang.

 

Nhìn chung, tình hình nghiêm trọng đến mức Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng trong vòng 6 năm tới, Lầu Năm Góc có thể phải "bổ sung chắp vá" khoảng 10 tỷ USD cho ngân sách gốc để giải quyết tình trạng thiếu khả năng sẵn sàng chiến đấu của lục quân, điều có thể đe dọa không nhỏ tới mức độ đáng tin cậy của lực lượng này. Thực trạng đã được Tướng Schoomaker xác nhận khi nhấn mạnh rằng nếu không "tạm bổ sung" hàng vài tỷ USD cho ngân sách năm nay và năm 2008, lục quân Mỹ khó có thể duy trì được mức độ hoạt động cục bộ hiện nay chứ chưa nói tới việc đáp ứng các cam kết tổng thể của Mỹ đối với Irắc. Phát biểu của Schoomaker đã khiến các đơn vị lục quân Mỹ tin rằng sẽ không có sự rút quân trong thời gian trước mắt.

 

Thực trạng thiếu hụt trang thiết bị vật chất của lục quân Mỹ đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng giả sử chiến tranh Irắc kết thúc ngay bây giờ thì lực lượng này cũng phải mất ít nhất 2 năm để khôi phục đầy đủ sức chiến đấu vốn có trước chiến tranh Irắc và tất nhiên phải kèm theo điều kiện được bổ sung ngân sách ngoài ngân sách gốc thường niên. Đây là một thách thức đối với Lầu Năm Góc, bởi không chỉ lục quân mà quân đội Mỹ nói chung sẽ buộc phải đối mặt với sự cạnh tranh của các lĩnh vực ưu tiên khác trong bối cảnh ngân sách liên bang eo hẹp hơn các năm trước.

 

Theo tướng Paul Kern, cựu chỉ huy lực lượng hậu cần lục quân Mỹ, chỉ riêng việc thay thế và bổ sung đầy đủ phương tiện và trang thiết bị như vốn có trước năm 2003 cho toàn bộ lực lượng này cũng đủ ngốn của Lầu Năm Góc ít nhất 60 tỷ USD. Chi phí chắc chắn sẽ gia tăng nếu 21.500 lính Mỹ được bổ sung cho chiến trường Irắc theo kế hoạch của Nhà Trắng. Khó có thể dự đoán chi phí cuối cùng dành cho lục quân Mỹ nói riêng và quân đội Mỹ tại Irắc nói chung, bởi không ai biết đến khi nào quân Mỹ mới có thể rút khỏi chiến trường này.   

 

N.S

Theo Reuters

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           Mỹ Mỹ thu thuế chống khủng bố để trang trải chi phí chiến tranh tại Irắc? 

 

(Dân trí) - Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman bang Connecticut, một nhân vật ủng hộ cuộc chiến tại Irắc, ngày 6/2, đã kêu gọi thực hiện một luật thuế mới để trang trải chi phí khổng lồ của cuộc chiến này trong khi Quốc hội Mỹ tiến hành cuộc thảo luận về kế hoạch ngân sách 2,9 nghìn tỷ USD cho năm tới của Tổng thống George W. Bush.

 

Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman đã đề nghị "thảo luận về thuế chống chủ nghĩa khủng bố" trong một cuộc điều trần tại Thượng viện mà tại đó ông nói rằng ngân sách quốc phòng 622 tỷ USD của Lầu Năm Góc cho tài khóa 2008 có thể ảnh hưởng đến số tiền dành cho các chương trình trong nước.

 

Trong lúc đó Tổng thống Bush đã tới Manassas, bang Virginia, đưa ra bức thông điệp mâu thuẫn về ngân sách mà ông đã trình lên Quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát hôm 5/2. Ông Bush phát biểu với các nhân viên của tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Micron Technology: "Ngân sách này có thể đủ nếu Quốc hội chống lại đề nghị tăng thuế".

 

Khi các cuộc chiến ở Irắc và Ápganixtan tiếp diễn và chi phí của chúng có thể lên tới 662 tỷ USD vào cuối năm tới, Quốc hội Mỹ ngày càng lo ngại về việc cắt giảm các chương trình trong nước để hạn chế thâm hụt ngân sách. Ngay cả các đảng viên đảng Cộng hòa ôn hòa cũng đã chống lại ngân sách eo hẹp dành cho các chương trình xã hội, cho rằng chúng đã bị "cắt giảm hết mức". Các ủy ban ngân sách của Thượng viện và Hạ viện muốn đưa ra các kế hoạch chi tiêu riêng trong một vài tháng tới. Thượng nghị sĩ Lieberman phát biểu trong một cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện về ngân sách quốc phòng của Bush: "Tôi cho rằng chúng ta phải bắt đầu nghĩ đến cuộc thảo luận về một khoản thuế cho cuộc chiến chống khủng bố. Ý tôi là, mọi người vẫn nói rằng chúng ta không đòi hỏi sự hy sinh từ bất kỳ ai ngoài quân đội và những người đang tham gia cuộc chiến này".

 

Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi của Hạ viện Mỹ Charles Rangel lại cho rằng ông Bush cần lắng nghe các đảng viên đảng Dân chủ nếu ông muốn có được ngân sách để giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến chính trị như an sinh xã hội, y tế và trợ cấp y tế.

 

Sau gần 4 năm tham chiến tại Irắc, quân đội Mỹ bắt đầu rơi vào tình trạng "căng thẳng và kiệt quệ" khi phải liên tiếp tiến hành các chiến dịch bình định. Các chỉ huy chiến đấu tại chiến trường này đã cảnh báo cho dù Chính quyền Mỹ không thích nói đến, song nhìn vào viễn cảnh tương lai, Irắc ngày càng trở thành một gánh nặng về ngân sách cho Mỹ.

 

Điều đó được phản ánh qua thực trạng quân đội Mỹ tại Irắc. Đầu năm nay, các chỉ huy thủy quân lục chiến Mỹ tại Irắc đã thừa nhận rằng giả sử chiến tranh "kết thúc ngay ngày mai" và các đơn vị lính thủy đánh bộ được trở về nhà thì vẫn cần phải có ngay khoảng 13 tỷ USD để tái trang bị các thiết bị quân dụng đã bị phá hủy hoặc hỏng hóc sau một thời gian dài chiến đấu. Sau gần 4 năm, khoản chi phí này sẽ chiếm một tỷ lệ quan trọng trong ngân sách hàng năm (năm 2004 là 17 tỷ USD) mà Lầu Năm Góc dành cho lực lượng này.

 

Không phải đến thời điểm hiện nay, mà ngay từ tháng 7/2006, một nhóm nghị sĩ đảng Dân chủ đã cảnh báo Tổng thống G. W. Bush lời  có đến 2/3 số lữ đoàn chiến đấu của quân đội Mỹ nói chung không thể sẵn sàng cho các nhiệm vụ thời chiến mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu trang thiết bị tiêu chuẩn.

 

Một số lượng không ít trong số trang thiết bị được quân đội Mỹ triển khai tại Irắc bắt đầu hỏng hóc hoặc xuống cấp do hậu quả của 4 năm hoạt động liên tục trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở chiến trường này. Khí hậu sa mạc cũng là nguyên nhân gây trục trặc thường xuyên cho phương tiện quân sự của một số đơn vị không thuộc vùng chiến sự. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp hỏng hóc vì các vụ tấn công thường xuyên của các nhóm nổi dậy.

 

Kể từ khi các cuộc tấn công nổi dậy bắt đầu "nóng lên" vào cuối năm 2003 đến nay, lục quân Mỹ đã bị thiệt hại ít nhất 20 xe tăng M1 Abrams, 50 xe chiến đấu Bradley, 20 xe chiến đấu địa hình Stryker, 20 xe chuyên chở lính M113 và 250 xe Humvee. Tổng số xe bị phá hủy trong chiến đấu của lục quân Mỹ hiện lên tới gần 1.000, gần bằng số xe tải hạng nặng và hạng trung, xe rà phá mìn và xe trinh sát Fox mà Lầu Năm Góc đã bổ sung cho lực lượng này trong hơn 3 năm chiến đấu. Hầu hết các xe bị phá hủy đều liên quan trực tiếp đến các thiết bị nổ của các nhóm nổi dậy tại Irắc.

 

Đầu tháng 2 này, các chỉ huy lục quân Mỹ đã lên tiếng đề nghị Lầu Năm Góc cấp 9 tỷ USD để bổ sung cho các kho vũ khí dự trữ đang "rỗng ruột", trong đó một phần lớn khoản tiền đó sẽ được chi cho việc thay thế hoặc sửa chữa các loại xe tăng, thiết giáp và trực thăng. Trong khi đó, tướng Peter Schoomaker, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, cho rằng lực lượng này đang rất cần một khoản ngân sách khoảng 17 tỷ USD trong năm tài chính 2007 để trang bị bổ sung cho các kho vũ khí và quân trang.

 

Nhìn chung, tình hình nghiêm trọng đến mức Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng trong vòng 6 năm tới, Lầu Năm Góc có thể phải "bổ sung chắp vá" khoảng 10 tỷ USD cho ngân sách gốc để giải quyết tình trạng thiếu khả năng sẵn sàng chiến đấu của lục quân, điều có thể đe dọa không nhỏ tới mức độ đáng tin cậy của lực lượng này. Thực trạng đã được Tướng Schoomaker xác nhận khi nhấn mạnh rằng nếu không "tạm bổ sung" hàng vài tỷ USD cho ngân sách năm nay và năm 2008, lục quân Mỹ khó có thể duy trì được mức độ hoạt động cục bộ hiện nay chứ chưa nói tới việc đáp ứng các cam kết tổng thể của Mỹ đối với Irắc. Phát biểu của Schoomaker đã khiến các đơn vị lục quân Mỹ tin rằng sẽ không có sự rút quân trong thời gian trước mắt.

 

Thực trạng thiếu hụt trang thiết bị vật chất của lục quân Mỹ đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng giả sử chiến tranh Irắc kết thúc ngay bây giờ thì lực lượng này cũng phải mất ít nhất 2 năm để khôi phục đầy đủ sức chiến đấu vốn có trước chiến tranh Irắc và tất nhiên phải kèm theo điều kiện được bổ sung ngân sách ngoài ngân sách gốc thường niên. Đây là một thách thức đối với Lầu Năm Góc, bởi không chỉ lục quân mà quân đội Mỹ nói chung sẽ buộc phải đối mặt với sự cạnh tranh của các lĩnh vực ưu tiên khác trong bối cảnh ngân sách liên bang eo hẹp hơn các năm trước.

 

Theo tướng Paul Kern, cựu chỉ huy lực lượng hậu cần lục quân Mỹ, chỉ riêng việc thay thế và bổ sung đầy đủ phương tiện và trang thiết bị như vốn có trước năm 2003 cho toàn bộ lực lượng này cũng đủ ngốn của Lầu Năm Góc ít nhất 60 tỷ USD. Chi phí chắc chắn sẽ gia tăng nếu 21.500 lính Mỹ được bổ sung cho chiến trường Irắc theo kế hoạch của Nhà Trắng. Khó có thể dự đoán chi phí cuối cùng dành cho lục quân Mỹ nói riêng và quân đội Mỹ tại Irắc nói chung, bởi không ai biết đến khi nào quân Mỹ mới có thể rút khỏi chiến trường này.   

 

N.S
Reuters