1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Đụng độ không quân Nga - Mỹ: Đấu mà không đánh

Từ khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc đến nay, giữa các nước liên tục xảy ra các cuộc đụng độ hoặc chạm trán trên không.

Mỹ và Nga là hai cường quốc có thực lực quân sự mạnh nhất, thường xuyên thách thức nhau về chủ quyền trên không. Cho dù có lúc dường như đã đi đến bên bờ vực chiến tranh, nhưng sự đối đầu trên không giữa hai nước vẫn chỉ là “đấu mà không đánh”.

F - 14 Mỹ chặn đầu Tu - 95 Nga
F - 14 Mỹ chặn đầu Tu - 95 Nga

Thời Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay do thám U - 2 để theo dõi, thậm chí thâm nhập vào không phận của Liên Xô. Năm 1963, Liên Xô bắt đầu có những phản ứng quân sự trên không, sử dụng máy bay ném bom chiến lược Tu - 95 mang bom hạt nhân “đấu” với Mỹ.

Vụ đối đầu trên không nổi tiếng nhất giữa Mỹ và Liên Xô xảy ra vào ngày 1/5/1960. Chiếc máy bay do thám tầm cao U - 2 của Mỹ đã bị tên lửa của Liên Xô bắn rơi trên không phận của nước này, phi công Gary Powers bị bắt. Anh ta phải thừa nhận đang làm nhiệm vụ do thám từ Pakistan đến Na Uy.

Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Nga tiếp tục các cuộc đối đầu trên không “truyền thống” Mỹ - Xô. Ngày 7/4 vừa qua, máy bay do thám RC - 135U của Mỹ khi bay qua vùng không phận quốc tế trên biển Baltic đã bị máy bay chiến đấu Su - 27 của Nga chặn đầu với cự ly nguy hiểm chỉ cách nhau 6 mét.

Ảnh phi công đang lái chiếc Tu - 95 của Nga do phi công F - 14 Mỹ chụp
Ảnh phi công đang lái chiếc Tu - 95 của Nga do phi công F - 14 Mỹ chụp

Ngày 23/4/2014, máy bay do thám RC - 135U của Mỹ khi đang làm nhiệm vụ thường ngày trên biển Okhotsk đã bất ngờ giáp mặt với máy bay chiến đấu Su - 27 của Nga. Khi đó, chiến đấu cơ Nga dường như “vuốt mũi” máy bay do thám Mỹ, khoảng cách chỉ là 30 m. Đây được cho là một trong những cuộc đối đầu trên không nguy hiểm nhất mà máy bay do thám của Mỹ gặp phải sau Chiến tranh Lạnh.

Ngày 12/2/2013, hai chiếc máy bay ném bom hạt nhân của Nga bay sát không phận đảo Guam của Mỹ, khiến máy bay của Mỹ phải cất cánh khẩn cấp để ngăn chặn. Tháng 6/2014, bốn chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu - 95 và một máy bay tiếp nhiên liệu trên không bay vào vùng nhận dạng phòng không Bắc Mỹ, gần không phận của California (Mỹ), máy bay chiến đấu F - 22 của Mỹ được lệnh cất cánh khẩn cấp để ngăn chặn.

Đồ họa máy bay Su - 27 của Nga và RC 135U của Mỹ sau vụ chạm trán sát sạt trên không tháng 4/2014
Đồ họa máy bay Su - 27 của Nga và RC 135U của Mỹ sau vụ chạm trán sát sạt trên không tháng 4/2014
 
Có thể thấy các cuộc đối đầu trên không thường diễn ra dưới 4 hình thức:
 
1. Bay kèm: Đây là hình thức đối đầu cơ bản nhất, mục đích là cảnh cáo đối phương không được phép manh động;
 
2. Theo dõi: Dùng thiết bị thám sát để theo dõi máy bay đối phương trong khi bay kèm. Đây không chỉ là hành động răn đe mà còn có thể tìm hiểu các chi tiết kỹ thuật và thiết bị của đối phương;
 
3. Quấy nhiễu: Cản trở hành trình của đối phương hoặc cản trở sự do thám của đối phương. Lúc đầu việc quấy nhiễu sử dụng máy bay để ngăn chặn, ép buộc máy bay đối phương thay đổi hành trình. Về sau việc gây nhiễu điện tử trở thành một phương pháp quấy nhiễu;
 
4. Ngăn chặn trực tiếp: Trong trường hợp bất đắc dĩ, việc va chạm vật lý sẽ trở thành sự lựa chọn cuối cùng giữa hai máy bay. Tình hình xấu nhất đương nhiên là đâm thẳng, ngoài ra còn có hình thức va quệt với máy bay đối phương.

Những năm gần đây, Mỹ và Nga đều tăng cường các hoạt động do thám với nhau, ngoài công tác thu thập tin tức tình báo, chủ yếu vẫn là để răn đe đối phương.

Năm 2013, máy bay ném bom hạt nhân chiến lược của Nga đã bay quanh căn cứ đảo Guam. Do vụ việc xảy ra ngay trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc bản Thông điệp liên bang vài giờ đồng hồ, nên có người Mỹ cho rằng đây là Moskva đang “chọc tức” Obama; Nga có thể nhằm vào chiến lược “quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương” của ông chủ Nhà Trắng vì đảo Guam là trọng điểm chiến lược.

Tuy nhiên, xung đột giữa Mỹ và Nga vẫn chưa đến mức hình thành cục diện “đạn bay, súng nổ”. Với tư cách là hai cường quốc hạt nhân, Nga và Mỹ không nhất thiết phải dùng đến vũ khí hạt nhân, và một khi bất cứ bên nào sử dụng nó, toàn thế giới sẽ đứng bên bờ vực hủy diệt. Vì vậy, các nước lớn cần phải bàn bạc thiết lập cơ chế quản lý, giám sát khủng hoảng trên không, tránh để xảy ra những tình thế không mong muốn.

Theo Mỹ Anh (tổng hợp từ Tân Hoa xã)