1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm đến Đại hội XIII của Đảng

Hàng loạt tờ báo khu vực và quốc tế đã có viết về Đại hội XIII của Đảng với nhiều bình luận đáng chú ý.

Dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm đến Đại hội XIII của Đảng - 1

Việt Nam đã từ một quốc gia nông nghiệp lạc hậu trở thành thị trường mới nổi phát triển với trọng tâm là sản xuất thương mại. (Nguồn: Reuters)

Thành công làm nên uy tín

Theo Giáo sư Thomas Engelbert thuộc Đại học Hamburg và chuyên gia kinh tế Daniel Müller của Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại châu Á-Thái Bình Dương (OAV), yếu tố chính làm nên thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng đã kết hợp giữa hành động hướng tới tương lai và có mục tiêu, cùng với chủ nghĩa thực dụng nhất quán rõ ràng.

Thành công lớn nhất là lĩnh vực kinh tế. Việt Nam đã từ một quốc gia nông nghiệp lạc hậu trở thành thị trường mới nổi phát triển với trọng tâm là sản xuất thương mại - điều này đáng được trân trọng.

Thêm vào đó là tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể và các chỉ số xã hội đạt được tiến bộ. Những thành tựu kinh tế có được là nhờ Việt Nam đã tham gia vững chắc vào thị trường thế giới qua chính sách thương mại tự do và chào đón các nhà đầu tư nước ngoài. Vẫn còn nhiều cơ hội mà Việt Nam nên tận dụng.

Trên trường quốc tế, Việt Nam cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể: Vị thế của Việt Nam trong ASEAN càng được nâng cao sau khi Việt Nam đảm nhận thành công vai trò chủ tịch năm 2020; Việt Nam đã trở thành đối tác tiềm năng trong nhiều lĩnh vực của một số quốc gia châu Á và phương Tây (Mỹ, EU). Đức cũng rất mong muốn làm cho quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước ngày càng đi vào thực chất.

Thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã được thế giới chú ý và khen ngợi. Những kinh nghiệm tích cực của Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam, cũng như của Australia và New Zealand trong việc chống lại đại dịch này chắc chắn đáng được những nước đang bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch như Mỹ, Brazil và các nước Tây Âu quan tâm học hỏi.

Trên thế giới, có nhiều chiến lược chống dịch đạt kết quả. Điều quan trọng là các biện pháp cần được thực hiện ở giai đoạn đầu một cách nhất quán và được người dân tích cực ủng hộ. Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về điều này. Thành tích chống đại dịch đã góp phần nâng cao hình ảnh của đất nước, uy tín của lãnh đạo và cũng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế.

Việt Nam đang nắm giữ cơ hội rất tốt

Giáo sư Thomas Engelbert cho rằng, nhờ thành công chống dịch, nên trong ngắn hạn, Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi do các hoạt động kinh tế hầu như không bị gián đoạn.

"Việt Nam đang nắm giữ cơ hội rất tốt để tạo đà tiếp tục phát triển kinh tế sau khi đại dịch lắng xuống. Việt Nam cần tận dụng ưu thế hiện tại để thực hiện các chính sách cải cách và hiện đại hóa cần thiết: Cần xây dựng mạng lưới nhà cung cấp hiệu quả hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp trong nước; Doanh nghiệp nhà nước cũng phải hoạt động hiệu quả hơn… Làm được như vậy, Việt Nam có thể hưởng lợi đáng kể từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng hiện đang diễn ra", ông Thomas Engelbert khẳng định.

Theo ông Thomas Engelbert, Ban lãnh đạo mới của Đảng hiểu rõ, sắp tới, "nồng độ" của các thách thức sẽ tăng lên đáng kể và chính sách cần được điều chỉnh.

Chuyên gia này khuyến nghị, trong khu vực, vì cạnh tranh với các nước ASEAN khác sẽ gia tăng, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa các điều kiện để trở thành "điểm đến công nghệ cao" (ví dụ như trong việc số hóa rộng rãi các quy trình sản xuất và các công ty Đức được xem là đối tác rất tốt cho việc này), đồng thời giảm phụ thuộc nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài và nâng cao giá trị gia tăng của chính công ty.

Các công ty Việt Nam cũng cần được tạo điều kiện để tận dụng các hiệp định thương mại như hiệp định với EU (EVFTA). Cơ sở hạ tầng, cung cấp năng lượng và cảnh quan giáo dục phải bắt kịp với sự phát triển kinh tế.

Trang eastasiaforum.org ngày 23/1 cho rằng việc sắp xếp nhân sự và những thay đổi về thể chế được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và nền chính trị Việt Nam trong những năm tới.

Cùng ngày, tờ Strait Times của Singapore cho rằng, trong 9 ngày họp, các đại biểu sẽ chọn ra đội ngũ lãnh đạo mới. Hầu hết các nhà phân tích dự đoán, sau Đại hội, Việt Nam sẽ tiếp tục các chính sách kinh tế, đối nội và đối ngoại hiện nay.

Trang Foreign Brief của Mỹ ngày 25/1 dự báo, Hà Nội sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng bền vững bằng cách đa dạng hóa các đối tác thương mại và cải thiện chuỗi cung ứng trong nước trước khi định hình chiến lược trở thành cường quốc tầm trung.

Hãng tin BBC News của Anh ngày 25/1 nhận định, Chính phủ Việt Nam đã cân bằng thành công quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ, tạo dựng cho đất nước một vị trí chiến lược rất tốt.

Về mặt kinh tế, Việt Nam có quan hệ tốt với cả hai siêu cường. Tranh chấp thương mại hiện nay giữa Bắc Kinh và Washington đưa Việt Nam vào một vị thế thậm chí còn tốt hơn. Về mặt quân sự, Việt Nam cũng khéo léo cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Dòng sự kiện: Đại hội Đảng XIII

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm