Điểm mặt những “trụ cột” trong nội các của tân Thủ tướng Anh
(Dân trí) - Chính phủ liên minh đầu tiên trong 7 thập kỷ qua của Anh đã họp phiên đầu tiên, khi các thành viên của những đảng từng là đối thủ cùng ngồi quanh chiếc bàn họp nội các và cùng nhận thức mức độ nghiêm trọng của tình hình kinh tế hiện nay.
Nội các của tân Thủ tướng David Cameron - gồm các thành viên đảng Bảo thủ và Dân chủ Tự do, hôm 13/5 ra mắt bằng hành động đầu tiên là đồng ý lập tức cắt giảm chi phí để đối phó với mức thâm thủng ngân sách kỷ lục 235 tỉ USD của nước này, trong đó việc giảm 5% lương của tất cả các bộ trưởng. Thủ tướng Cameron cũng hứa phác thảo một ngân sách khẩn cấp trong vòng 50 ngày để đưa ra ngân sách tiết kiệm 9 tỉ USD trong năm tài chính hiện nay. Nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ, cũng cam kết cải cách ngân hàng và giữ cho chỉ tệ của nước Anh tách biệt khỏi đồng euro trong 5 năm tới. Trong nội các mới, ngoài Phó Thủ tướng Clegg và Bộ trưởng Thương mại, 3 vị trí khác được dành cho đảng Dân chủ Tự do là ghế Bộ trưởng Ngân khố, Bộ trưởng Năng lượng và Khí hậu, và Bộ trưởng Scotland.
Thủ tướng David Cameron là một nhân vật hầu như không ai biết đến bên ngoài điện Westminster khi ông được bầu làm lãnh đạo đảng Bảo Thủ năm 2005 ở tuổi 39. Trước khi trở thành lãnh đạo, ông là người điều phối cuộc vận động bầu cử của đảng Bảo Thủ hồi tổng tuyển cử năm 2005 và coi sóc lĩnh vực giáo dục của đảng Bảo Thủ khi ấy là đảng đối lập. Ông từng là cố vấn đặc biệt cho Bộ trưởng Nội vụ Michael Howard và Bộ trưởng Tài chính Norman Lamont trong thập niên 1990 trước khi làm giám đốc giao tế của kênh truyền hình tư nhân Carlton.
Phó Thủ tướng Clegg: Trong chỉ 5 năm, ông Nick Clegg, đảng viên Dân Chủ Tự Do, năm nay 43 tuổi cùng tuổi với ông Cameron, đã đi từ chỗ ít người biết đến về mặt chính trị để ra tuyến đầu của sinh hoạt chính trị tại Anh. Khi Sir Menzies Campbell từ chức lãnh đạo đảng năm 2007, ông Nick Clegg đã ra tranh chức này và cuối cùng có một chiến thắng sít sao. Ông thực sự nổi bật trong các cuộc tranh luận truyền hình trước cuộc tổng tuyển cử.
Ngoại trưởng William Hague: Từng là một trong những cố vấn then chốt của ông David Cameron, và được coi là phó thủ lĩnh thực sự của đảng này, tân ngoại trưởng là người dày dặn kinh nghiệm vì đã từng là lãnh đạo của đảng Bảo Thủ từ năm 1997 đến 2001 và sau đó là bộ trưởng ngoại giao "giả định" của đảng này cho tới ngày tổng tuyển cử.
Bộ trưởng Nội vụ Theresa May: Là người có nhiều chức vụ nhất trong nội các chính phủ mới, và đồng thời là phụ nữ thứ hai đảm trách chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ. Bà là phụ nữ thứ hai được bầu làm chủ tịch đảng Bảo Thủ dưới sự lãnh đạo của ông Iain Duncan Smith. Sau đó, bà giữ bộ văn hóa và gia đình trước khi làm bộ trưởng đặc trách Hạ Viện của chính phủ " giả định" dưới thời ông David Cameron. Là một người chủ trương canh tân với một sở thích đặc biệt về giày , bà Theresa May đã làm một số nhân vật cực đoan trong đảng phật lòng khi bà gọi họ là thành viên của "một đảng xấu tính".
Bộ trưởng Tài chính George Osborne: Là một trong những người bạn thân nhất của ông David Cameron và là đồng minh trong đảng Bảo Thủ. Osborne đã thăng tiến rất nhanh sau khi đắc cử chức dân biểu đơn vị Tatton hồi năm 2001. Ngay cả trước khi ông Cameron trở thành lãnh đạo, nhiều người đã ví von hai ông Cameron và Osborne như là cặp bài trùng Blair/Brown bên Công đảng.
Bộ trưởng Quốc phòng Liam Fox: Dưới thời hai ông William Hague và Iain Duncan Smith, ông là bộ trưởng y tế trong chính phủ giả định. Và khi đảng Bảo Thủ cầm quyền trong thập niên 1990, bác sĩ Fox là ủy viên chấp pháp của đảng và sau đó là Thứ trưởng Ngoại giao. Ông đã từng chỉ trích việc tài trợ quân đội của chính phủ dưới thời Thủ tướng Gordon Brown do đó ông đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này khi đảng Bảo Thủ lên cầm quyền.
Bộ trưởng Tư pháp Ken Clarke:Ông Cameron trước đây đã từng nói rằng ông Clarke là một " nhân vật lớn" với " một bề dày kinh nghiệm". Việc ông trở về làm bộ trưởng hàng đầu của đảng Bảo Thủ hồi năm ngoái được giới quan sát viên coi như là canh bạc của ông Cameron vì ông Clarke là một nhân vật có lập trường thân Âu châu một cách kiên định. Ông Clarke từng giữ chức thứ trưởng y tế, giáo dục và nội vụ trước khi trở thành Bộ trưởng Tư pháp từ năm 1993 đến 1997.
Bộ trưởng Tư pháp Ken Clarke:Ông Cameron trước đây đã từng nói rằng ông Clarke là một " nhân vật lớn" với " một bề dày kinh nghiệm". Việc ông trở về làm bộ trưởng hàng đầu của đảng Bảo Thủ hồi năm ngoái được giới quan sát viên coi như là canh bạc của ông Cameron vì ông Clarke là một nhân vật có lập trường thân Âu châu một cách kiên định. Ông Clarke từng giữ chức thứ trưởng y tế, giáo dục và nội vụ trước khi trở thành Bộ trưởng Tư pháp từ năm 1993 đến 1997.
Bộ trưởng Y tế Andrew Lansley có một thời gian làm công chức trước khi gia nhập hàng ngũ tranh đấu của đảng Bảo Thủ trong thập niên 1980. Ông Cameron từ lâu nay đã bảo đảm với ông Lansley rằng sẽ giao cho ông chức bộ trưởng y tế một khi đảng Bảo Thủ thắng cử vì vai trò của ông trong việc thuyết phục người dân biết rằng cải tổ Cơ quan Dịch vụ Y tế có thứ tự ưu tiên rất cao.
Bộ trưởng Thương mại Vince Cable đã có một quá trình hoạt động chính trị lâu dài trước khi lên tới địa vị hôm nay. Ban đầu ông gia nhập Công đảng rồi sau đó quay sang ủng hộ SDP trước khi đảng này sát nhập với đảng Tự Do để trở thành đảng Dân Chủ Tự Do. Là một kinh tế gia sau một thời gian bán buôn, ông đắc cử chức dân biểu đơn vị Twickenham hồi năm 1997 và sau đó từng bước một đã xây dựng được một " căn cứ quyền lực " bên trong đảng Dân Chủ Tự Do.
Bộ trưởng Giáo dụcMichael Gove được coi là một trong những tài năng sáng chói của đảng Bảo Thủ trong kỳ thu nạp đảng viên năm 2005. Từng là ký giả của nhật báo The Times, ông Michael Gove là một trong những nhân vật thuộc nội các thu hẹp của ông Cameron và đồng thời là người viết diễn văn cho ông.
Nguyễn Viết
Theo Xinhua, AP, BBC