1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Đảo nhân tạo ở Biển Đông: Mục tiêu “dễ xơi” với Mỹ

Các công trình quân sự và đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông chẳng qua chỉ là "mục tiêu dễ trúng" của lực lượng vũ trang Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột hải quân - các chuyên gia Mỹ và Trung Quốc cùng chung nhận định.

Đá Chữ Thập bị Trung Quốc bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo.
Đá Chữ Thập bị Trung Quốc bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Defence News của Mỹ, ông Ian Easton - chuyên gia quốc phòng về Trung Quốc của Viện Dự án 2049 tại Washington, ông Wallace Gregson - cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề an ninh Châu Á Thái Bình Dương, và ông Zhu Feng - chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh Trung Quốc, đều đồng tình rằng, nỗ lực bồi đắp đảo trái phép và quân sự hoá trên các đảo chiếm đóng ở Biển Đông "sẽ không tồn tại được lâu trong một cuộc chiến với Mỹ".

Tuy nhiên, các chuyên gia này lại có những nhận định riêng. "Như vậy, tuyên bố của Mỹ rằng chương trình cải tạo đảo của Trung Quốc là nỗ lực quân sự không có gì hơn là "thuyết âm mưu" - ông Zhu nói. "Nếu những hòn đảo được quân sự hoá chỉ là những mục tiêu dễ dàng của quân đội Mỹ, thì việc cải tạo đảo chẳng có ý nghĩa gì, không thay đổi được gì" - chuyên gia Zhu nhận định, đồng thời cảnh báo việc Mỹ đưa tàu chiến đến khu vực chỉ làm gia tăng căng thẳng không cần thiết.

Về phần mình, ông Easton cho rằng, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc PLA coi việc quân sự hoá các hòn đảo là nhằm "thiết lập một vành đai phòng thủ bên ngoài để mở rộng mạng lưới tấn công chính xác". Ông Easton nói thêm, các cơ sở quân sự sẽ "cho phép tiến hành các cuộc tấn công chính xác từ máy bay trên đảo, từ tàu ngầm ở đó, và từ các bãi phóng tên lửa hành trình trên đảo".

Tương tự như vậy, chuyên gia Gregson cũng cho rằng, các cơ sở quân sự sẽ cho phép PLA "phủ sóng radar, tín hiệu tình báo và thông tin trên không ở khắp Biển Đông".

Trung Quốc vẫn một mực ngang nhiên tuyên bố các hoạt động ở Biển Đông phục vụ chủ yếu cho các mục đích quân sự, như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm hoạ, an toàn nghề cá, bảo tồn biển và nghiên cứu khoa học.

Trong khi đó, Mỹ, Philippines và nhiều nước cáo buộc Trung Quốc cố tình củng cố yêu sách chủ quyền. Giới chức Mỹ cam kết tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực để đảm bảo tự do hàng hải. Nhật Bản cũng được cho là bắt đầu giám sát chặt chẽ tại đây.

Theo K.M/Want China Times