1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Đặc nhiệm “thợ săn đêm” của Mỹ và những nhiệm vụ “vào sinh, ra tử”

(Dân trí) - Lực lượng “thợ săn đêm” của lục quân Mỹ chuyên vận chuyển các đặc nhiệm khác như SEAL hay Delta Force để thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm và tối mật nhất. Tôn chỉ của lực lượng này là “thà chết còn hơn bỏ cuộc”.

Đặc nhiệm “thợ săn đêm” của Mỹ và những nhiệm vụ “vào sinh, ra tử” - 1

Trung đoàn Không vận Đặc nhiệm 160 của lục quân Mỹ được mệnh danh là “thợ săn đêm”, vì họ thường triển khai các nhiệm vụ và hoạt động hỗ trợ tác chiến vào ban đêm hoặc buổi tối. Lực lượng này có nhiệm vụ đưa các đặc nhiệm tinh nhuệ khác như Delta Force của lục quân, SEAL của hải quân tới các khu vực tác chiến bí ẩn và nguy hiểm nhất. Trong ảnh: Trực thăng MH-60M. 

Đặc nhiệm “thợ săn đêm” của Mỹ và những nhiệm vụ “vào sinh, ra tử” - 2

Để được cầm lái máy bay, các phi công “thợ săn đêm” phải trải qua quá trình đào tạo khắc nghiệt với hàng loạt các bài tập bay trong những điều kiện đầy thách thức, gồm bay trong thời tiết xấu, xuyên qua “mưa hỏa lực” dựa vào thiết bị hồng ngoại và hỗ trợ tầm nhìn ban đêm để có thể hoàn thành nhiệm vụ trng bóng tối. Trong ảnh: Trực thăng CH-47 trong một nhiệm vụ của lực lượng "thợ săn đêm". 

Đặc nhiệm “thợ săn đêm” của Mỹ và những nhiệm vụ “vào sinh, ra tử” - 3

Theo Business Insider, hầu hết các nhiệm vụ của lực lượng này đều là tối mật, trong đó, nhiệm vụ nổi tiếng được nhắc tới nhiều nhất chính là sự tham gia của "thợ săn đêm” vào chiến dịch năm 2011 tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Pakistan.

Đặc nhiệm “thợ săn đêm” của Mỹ và những nhiệm vụ “vào sinh, ra tử” - 4

Tôn chỉ của lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ này chính là “thà chết còn hơn từ bỏ nhiệm vụ”. Lực lượng này sở hữu khoảng 192 máy bay, 3.200 quân nhân. Trong ảnh: Máy bay MH-47G. 

Đặc nhiệm “thợ săn đêm” của Mỹ và những nhiệm vụ “vào sinh, ra tử” - 5

Những chiếc trực thăng MH-60 Black Hawk trong lực lượng này thường được cải biên trở thành một biến thể phù hợp với các nhiệm vụ nguy hiểm. Toàn bộ những chiếc MH-60 đều có khả năng tiếp dầu tên không, nâng cấp khả năng để thực hiện các chuyến bay ở khoảng cách xa. Tốc độ của MH-60 được cải tiến có thể đạt từ 225-320 km/h. Trong ảnh: Chó nghiệp vụ và đặc nhiệm nhảy từ trực thăng xuống. 

Đặc nhiệm “thợ săn đêm” của Mỹ và những nhiệm vụ “vào sinh, ra tử” - 6

“Thợ săn đêm” được thành lập sau khi đặc nhiệm Mỹ thực hiện không thành công nhiệm vụ giải cứu con tin ở Đại sứ quán Mỹ tại Iran năm 1979. Trong nhiệm vụ này, 8 quân nhân Mỹ thiệt mạng và quân đội nước này nhận thấy sự cần thiết của một lực lượng tinh nhuệ chuyên có nhiệm vụ chuyên chở các đặc nhiệm khác. “Thợ săn đêm” ra đời năm 1981 với nòng cốt là quân nhân từ sư đoàn không quân 101 tại căn cứ Fort Campbell ở Kentucky. Họ chính thức trở thành Trung đoàn Không vận Đặc nhiệm 160 vào năm 1986.

Đặc nhiệm “thợ săn đêm” của Mỹ và những nhiệm vụ “vào sinh, ra tử” - 7

Ngoài ra, trực thăng MH-47 Chinook cũng được sử dụng trong lực lượng “thợ săn đêm”. MH-47 có 2 biến thể trong lực lượng này, là MH-47E và MH-47G. MH-47E là trực thăng đổ bộ hạng nặng với khả năng tiếp dầu trên không cùng với hệ thống điện tử hàng không tích hợp tiên tiến. Trực thăng này có thể bay rất cao hoặc hoạt động trong điều kiện thời tiết nóng. Trong khi đó, MH-47G lại sở hữu các radar đa chế độ để giúp phi công bay trong điều kiện thách thức, cùng với các súng máy để tấn công cũng như phòng thủ. 

Đặc nhiệm “thợ săn đêm” của Mỹ và những nhiệm vụ “vào sinh, ra tử” - 8

Lực lương này đã tham gia vào mọi nhiệm vụ kể từ chiến dịch “Urgent Fury” ở Grenada năm 1983. Nhịp độ hoạt động của “thợ săn đêm” tăng đáng kể sau sự kiện khủng bố ngày 11/9. Theo lời một cựu quân nhân Mỹ, trong lúc chiến sự ở Iraq leo thang căng thẳng, các đặc nhiệm “thợ săn đêm” thực hiện 2-3 nhiệm vụ mỗi đêm. “Thợ săn đêm” nổi tiếng với việc luôn xuất hiện đúng giờ trong vòng 30 giây khi thực hiện mọi nhiệm vụ từ trước tới nay.

Đức Hoàng

Theo Business Insider