1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Cựu Tổng thống Serbia bị bắt

(Dân trí) - Nghi phạm gây tội ác chiến tranh Radovan Karadzic, một trong những nhân vật bị truy nã gắt gao nhất thế giới hơn một thập kỷ qua, đã bị bắt ở Serbia vào tối qua.

“Radovan Karadzic đã bị bắt tối nay”, các quan chức an ninh Serbia cho biết. Theo phủ Tổng thống Serbia Boris Tadic, ông Radovan Karadzic đã bị mang ra tòa án tội phạm chiến tranh ở Belgrade. Đây là bước cho thấy cựu lãnh đạo người Serbia ở Bosinia sẽ sớm bị dẫn độ tới Toà án quốc tế về Tội phạm chiến tranh ở The Hague, Hà Lan, để xét xử.

 

Nếu bị chuyển tới The Hague thì cựu Tổng thống Karadzic sẽ là nghi phạm Serbia thứ 44 bị dẫn độ tới Tòa án quốc tế về tội phạm chiến tranh The Hague. Những người trước đó gồm cựu lãnh đạo Milosevi, người đã bị lật đổ vào năm 2001, và chết năm 2006 khi vẫn đang trong thời gian bị xét xử.

 

Chính phủ hiện thời của Serbia đã triển khai các lực lượng đặc biệt, trang bị vũ khí xung quanh tòa án tội phạm chiến tranh ở Belgrade, nơi ông Karadzic được cho là đang bị giam giữ. Cảnh sát Serbia cũng được triển khai khắp trung tâm Belgrade và trước cổng sứ quán Mỹ, nơi đã bị tấn công trong cuộc biểu tình phản đối Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào tháng 2 đầu năm.

 

Cựu lãnh đạo người Serbia đã biến mất vào năm 1996. Ông đã bị tòa án Quốc tế về Tội phạm chiến tranh kết tội diệt chủng trong vụ thảm sát năm 1995 tại Srebrenica trong cuộc chiến Bosnia. Lãnh đạo quân sự thời đó, tư lệnh quân đội Ratko Mladic cũng bị kết tội nhưng hiện vẫn chưa bị bắt.

 

Theo LHQ, cựu Tổng thống Karadzic đã cho quân đội giết hại ít nhất 7.500 đàn ông và các cậu bé đạo Hồi ở Srebrenica vào tháng 7/1995. Tuy nhiên, cựu lãnh đạo Serbia đã phủ nhận những cáo buộc trên, và từ chối công nhận tính hợp pháp của Tòa án quốc tế.

 

Sau hiệp ước Dayton kết thúc cuộc chiến Bosnia (1992-1995) cựu lãnh đạo Karadzic đã biến mất.

 

Vụ bắt giữ Karadzic diễn ra hai tuần sau khi chính phủ thân châu Âu lên nắm quyền ở Serbia. Liên minh châu Âu liên tục gây áp lực yêu cầu Serbia giao nộp Karadzic và cựu tư lệnh quân đội tướng Ratko cho tòa án quốc tế.

 

Trang Thu

Theo BBC