Cuộc tấn công Trân Châu Cảng 70 năm nhìn lại
(Dân trí) - Ngày 7/12/2011 đánh dấu tròn 70 năm vụ tấn công nhằm vào Trân Châu Cảng do quân Nhật tiến hành. Vụ tấn công đã khiến 2.390 lính Mỹ thiệt mạng và khiến Mỹ quyết định tham gia Chiến tranh Thế giới II.
Ảnh chụp từ trên một máy bay của Nhật về “Hàng tàu chiến” tại Trân Châu Cảng, dọc Đảo Ford, khi cuộc tấn công vừa được “khai màn” vào sáng chủ nhật ngày 7/12/1941.
Trận đánh này được dự trù sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Mỹ. Ảnh Tàu USS West Virginia bốc cháy và bị chìm sau vụ tấn công.
Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Ảnh binh sỹ Mỹ khẩn trương dập lửa cho tàu USS West Virginia.
Tàu USS Shaw phát nổ trong cuộc tấn công.
Lính Mỹ đứng gần xác chiếc máy bay trong cuộc tấn công bất ngờ của Hải quân Nhật nhằm vào Căn cứ Không quân của Hải quân Mỹ trên Trân Châu Cảng.
Trận tấn công bất ngờ của Nhật đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm của Mỹ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Trong ảnh là chiếc USS Arizona bị bốc cháy ngay sau khi kho đạn phía trước của nó phát nổ.
Bức ảnh do quân Nhật chụp cho thấy vụ tấn công vào Trân Châu Cảng. Xa xa là khói bốc lên từ Hickam Field.
Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay. Ảnh tàu USS Arizona đang bốc cháy.
Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay. Ảnh tàu USS Arizona đang bốc cháy.
Chiến hạm USS Arizona bốc cháy sau khi kho đạn phía trước của tàu bốc cháy cùng với các tàu khác tại Trân Châu Cảng. Bên phải, bị phủ trong khói lửa, là cột buồm chính và cột buồm mũi của chiến hạm USS West Virginia, đang bị nghiêng mạnh về phía cảng sau khi bị trúng ngư lôi. Xa hơn về phía phải là cột buồm chính của chiến hạm USS Tennessee đè lên West Virginia. Cột buồm của chiến hạm USS Vestal nghiêng về phía Arizona.
Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm “bỏ túi”, với 65 người thương vong. Ảnh chiến hạm USS Nevada bốc cháy ngoài Căn cứ thủy phi cơ Đảo Ford. Đằng sau, bên trái là chiến hạm Shaw đang bốc cháy.
Cuộc tấn công và đặc biệt là bản chất bất ngờ của nó đã khiến Mỹ thay đổi quan điểm "trung lập", tham gia vào Chiến tranh Thế giới II. Ảnh chiến hạm Nevada bị mắc cạn và đang bốc cháy sau cuộc không kích của quân Nhật.
Ảnh USS California bốc cháy trong vụ tấn công của Nhật.
Tiếp sau Mỹ là Anh, các thuộc địa của Anh, Hà Lan và một loạt các nước châu Mỹ La tinh tuyên chiến với Nhật. Một chiếc máy bay B-17C bị cháy ở Nhà chứa máy bay số 5, Hickam Field, sau vụ tấn công của máy bay Nhật.
Phan Anh
Theo Reuters, Wikipedia