1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Cú nhảy vượt tốc độ âm thanh mở hi vọng cho các du hành gia

(Dân trí) - Theo các chuyên gia, cú nhảy dù bất chấp thần chết từ độ cao hơn 39km và vượt tốc độ âm thanh của Felix Baumgartner, người Áo, đã mở ra hi vọng cứu các phi công và thậm chí là các nhà du hành vũ trụ trong các vụ tai nạn giữa không trung.

 

 

Felix Baumgartner nhảy dù từ độ cao hơn 39km.

Felix Baumgartner nhảy dù từ độ cao hơn 39km.

Michel Viso, chuyên gia về sinh học trái đất tại Viện nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), cho biết cú nhảy từ độ cao 39.045m của Baumgartner mở ra nhiều hi vọng cho các chuyến bay có người lái trên “chín tầng mây”.

 

“Trong trường hợp xảy ra sự cố, chúng ta có thể bật dù nhảy ra ngoài ở độ cao rất lớn, miễn là có bộ đồ chống áp suất và có hệ thống điều chỉnh nhịp thở, và miễn là họ được huấn luyện đúng cách”, ông Viso cho hay.

 

Bernard Comet, thuộc Viện y học và vật lý vũ trụ Pháp (MEDES) cho biết: “Cú nhảy ít nhất đã chứng minh được rằng con người có thể nhảy xuống từ độ cao khác thường, điều chưa từng được thực hiện trước đây”.

 

Tuy nhiên cả Viso và Comet đều nhấn mạnh thách thức kỹ thuật và huấn luyện mới là điều khó.

 

Song theo Comet, trái lại với Baumgartner, người đã nhảy từ một quả khí cầu,  thì phi công bật dù ra ở độ cao như vậy sẽ dễ bị sốc bởi gia tốc. Trong cú nhảy của Baumgartner,  anh phải vật lộn để không bị lộn vòng, khiến anh có thể bị ngất đi.

 

“Nó mở thêm cánh cửa cơ hội cứu các nhà du hành vũ trụ”, Viso cho hay. “Về lý thuyết cú nhảy có thể dùng trong hệ thống rocket và khoang tàu vũ trụ cổ điển, nếu có vấn đề xảy ra ở trên không trung trong giai đoạn phóng tàu vũ trụ”, ông cho biết.

 

Nhưng khi tàu vũ trụ đang bay với tốc độ siêu thanh và phải vật lộn với ma sát của không khí, thì điều đó là không thể, Viso cho biết thêm.

 
Felix Baumgartner sau khi tiếp đất.
Felix Baumgartner sau khi tiếp đất.
 

“Nếu bạn nhảy ra với vận tốc 7km/giây trong bộ đồ chống áp suất, bạn sẽ bị bốc cháy và bộ đồ của bạn cũng sẽ bốc cháy”, ông giải thích.

 

Trong thời kỳ đầu phát triển tàu vũ trụ của nhân loại, hệ thống Vostok của Liên Xô có ghế bật ra ngoài, được thiết kế để hủy việc phóng trên mặt đất và lấy lại thăng bằng cho nhà du hành vũ trụ ở cuối sứ mệnh phóng. Hệ thống Gemini của Mỹ có có hệ thống bật ra ngoài, trong trường hợp xảy ra sự cố trên bệ phóng.

 

Các hệ thống rocket và khoang tàu vũ trụ khác, như Soyuz của Nga-Liên Xô, các sứ mệnh thám hiểm mặt trăng trước đây của Apollo, hay Thần Châu của Trung Quốc và Orion, đang được lên kế hoạch của NASA, đều có cơ chế bật ra ngoài, được đặt trên đỉnh khoang vũ trụ.

 

Chúng được thiết kế để kéo tàu vũ trụ lên độ cao dù an toàn, trong khi tên lửa ở trên mặt đất hoặc trong giai đoạn đầu của quá trình phóng.

 

Giám đốc y tế của Baumgartner, Jonathan Clark, đã mất vợ, Laurel, trong vụ tai nạn tàu vũ trụ Columbia, con tàu bí nổ tung vào ngày 1/2/2003 khi nó tiến trở lại bầu khí quyển.

 

Tàu con thoi Mỹ đã được trang bị hệ thống sơ tán phi hành đoàn sau thảm họa tàu Challenger năm 1986. Hệ thống này có thể được dùng trong quá trình tàu quay trở lại trái đất chứ không phải trong giai đoạn phóng. Dù vậy, nó cũng không giúp ích gì được cho phi hành đoàn trên tàu Columbia.

 

Các nhà du hành vũ trụ có thể thoát ra ngoài từ một cửa hầm bên cạnh sau khi mặc dù, nhưng chỉ trong trường hợp tàu con thoi lao xuống ở độ cao 6.150m hoặc thấp hơn một cách ổn định.

 

Vũ Quý

Theo AFP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm