1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Cú bắt tay lịch sử của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Cú bắt tay lịch sử giữa hai lãnh đạo Trung Quốc-Nhật Bản sáng 10.11 đánh đấu một sự đột phá, nhằm phá băng quan hệ lạnh lẽo hai năm nay của hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Cú bắt tay giữa ông Abe với ông Tập Cận Bình
Cú bắt tay giữa ông Abe với ông Tập Cận Bình

Lần đầu tiên ông Tập và ông Abe  nói chuyện với nhau -từ khi hai ông nắm quyền lực cùng vào cuối năm 2012-  trong chỉ 30 phút, tại Đại lễ đường Nhân dân (Bắc Kinh), ba ngày sau khi hai nước cùng đồng ý làm việc để cải thiện quan hệ, và phát tín hiệu sẵn sàng để lại phía sau việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư mà Nhật đang kiểm soát và gọi là quần đảo Senkaku. 

TQ và Nhật hiện là nền kinh tế thứ nhì và thứ ba thế giới, còn có tính tranh đua khu vực và người TQ vẫn chưa quên thời chiến tranh bị Nhật chiếm đóng.

Hai ông Tập-Abe gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vốn diễn ra hai ngày 10 và 11.11 tại Băc Kinh.

Cú bắt tay lịch sử giữa hai ông cũng là lần đầu tiên hai ông trực tiếp gặp mặt nhau, nhưng việc xây dựng lại lòng tin giữa hai kình địch sẽ không dễ dàng, và việc giải quyết giải quyết những bất đồng cũng sẽ không dễ dàng.

Ông Abe từng nói Nhật sẽ không thay đổi quan điểm về chủ quyền quần đảo Senkaku, trong khi ủy viên quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì kêu gọi Nhật xử lý thỏa đáng các vấn đề nhạy cảm như lịch sử, chủ quyền biển đảo.

TQ cũng muốn ông Abe không lập lại việc thăm Đền Yakusuni thờ người Nhật chết trong chiến tranh, vì Bắc Kinh xem đền này là biểu tượng quá khứ quân phiệt của Nhật.

Nhưng ông Abe sẽ khó hứa điều này, và hôm 7.11, ông nói thỏa thuận làm việc với nhau không liên quan các vấn đề đặc biệt như chuyện thăm đền của ông.

Phát biểu sau cuộc gặp, ông Abe nói: “Tôi tin Nhật –Trung đã có bước đầu tiên hướng đến việc cải thiện quan hệ, khi chúng tôi cùng trở lại với nguyên tắc quan hệ chiến lược có lợi cho cả hai bên”.

Theo báo The Wall Street Journal, cuộc gặp bên lề được xem là một thắng lợi ngoại giao cho ông Abe, người từ lâu muốn có cuộc gặp ông Tập.

 Tân Hoa Xã xác nhận cuộc gặp do phía Nhật đề nghị, cho biết ông Tập nói với ông Abe, rằng “TQ hy vọng Nhật tiếp tục theo đuổi sự phát triển hòa bình, và cẩn trọng với các chủ trương quân sự, an ninh”.
 
Theo Bích Ngọc (theo The Wall Street Journal...)
Một Thế giới

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm