1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Chiến thuật giúp "sát thủ diệt tăng" Nga săn vũ khí Ukraine hiệu quả

Đức Hoàng

(Dân trí) - Chuyên gia nhận định, việc Nga gắn tên lửa chống tăng lên cần cẩu giúp vũ khí này gia tăng đáng kể khả năng săn lùng xe tăng, thiết giáp Ukraine.

Theo Forbes, đoạn video ghi ở tiền tuyến cho thấy Nga đang gắn tên lửa chống tăng vào cần cẩu của một phương tiện xây dựng.

Đây không phải là một ý tưởng mới và rõ ràng việc nâng vũ khí lên cao để nó có thể bắn qua cây cối, địa hình che chắn và chướng ngại vật khác là chiến thuật hợp lý và hiệu quả.

Chiến thuật giúp "sát thủ diệt tăng" Nga săn vũ khí Ukraine hiệu quả (Video: Forbes).

Ngồi trên cần cẩu, binh sĩ điều khiển tên lửa chống tăng sẽ có góc nhìn toàn cảnh về khu vực chiến đấu, dù họ đang tác chiến trong rừng.

Khi nhắc đến tên lửa chống tăng (ATGM), đường ngắm bắn là yếu tố quan trọng nhất. Hầu hết các tên lửa chống tăng đều được dẫn đường bằng tia laser, vô tuyến hoặc dây nối.

Trừ những loại "bắn và quên", hầu hết tên lửa chống tăng không chỉ cần có đường bay rõ ràng tới mục tiêu mà người điều khiển còn cần nhìn thấy cả tên lửa và mục tiêu để hoàn thành cuộc tấn công.

Việc nâng bệ phóng ATGM lên cao có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn. Ví dụ, trên xe chiến đấu M-2 của Mỹ, phần tháp pháo có một bệ phóng đôi dành cho tên lửa chống tăng dẫn đường bằng dây TOW. Nhờ chiều cao của M-2 nhỉnh hơn các phương tiện khác chỉ 1-2m, nó đã trở thành một nền tảng phóng tên lửa uy lực và hiệu quả.

Theo Forbes, việc Nga gắn tên lửa chống tăng vào cần cẩu có thể là một chiến thuật lạ, khác biệt và trông thô sơ, nhưng trên chiến trường, ATGM được nâng lên cao 15m, đó là một sự khác biệt to lớn.

Trong quá khứ, nhiều quân đội đã thử nghiệm việc chế tạo cần cẩu gắn vũ khí. Trong Thế chiến II, Quân đội Anh đã phát triển nguyên mẫu mang tên Praying Mantis, kết hợp phần thân bánh xích với một tháp pháo có bệ súng ở đầu.

Chiến thuật giúp sát thủ diệt tăng Nga săn vũ khí Ukraine hiệu quả - 1

Ý tưởng pháo chống tăng Panther được phác họa trong một bản vẽ (Ảnh: Forbes).

Vào những năm 1970, Đức đã phát triển pháo chống tăng Panther - về cơ bản là khung gầm xe tăng Leopard 1 - được trang bị tên lửa chống tăng bắn từ xa được cố định vào một chiếc cột cao 18m.

Mặc dù vậy, các ý tưởng nói trên chưa được nhân rộng vì liên quan tới một số vấn đề về chi phí, khả năng di chuyển, thời gian triển khai và mức độ cơ động.

Theo Forbes
Dòng sự kiện: Chiến sự Nga - Ukraine