1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Chiến dịch đòi lại tên thật cho phụ nữ Afghanistan

(Dân trí) - Bị chồng gọi là "kẻ yếu đuối", "con dê", "con gà"… thay vì tên thật, phụ nữ Afghanistan đang lên tiếng để đòi quyền được gọi bằng tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho.


Hình ảnh của chiến dịch đòi tên cho phụ nữ Afghanistan (Ảnh: NYT)

Hình ảnh của chiến dịch đòi tên cho phụ nữ Afghanistan (Ảnh: NYT)

Tại Afghanistan, đàn ông kết hôn thường không công khai gọi tên thật của vợ mình. Thay vào đó, họ thống nhất với nhau một hệ thống thuật ngữ ám chỉ những người vợ như "mẹ bọn trẻ", "nhà tôi", "kẻ yếu đuối của tôi" hay thậm chí "con dê của tôi", "con gà của tôi", "người cho bú", "đầu đen". Tất cả phụ nữ Afghanistan bị gọi là thím ở nơi công cộng bất kể địa vị xã hội hay tuổi tác là gì.

Trước tình trạng bị “mất tên”, một chiến dịch trên mạng xã hội đã được khởi xướng với thông điệp: “Tên của tôi đâu”.

Mục đích của chiến dịch là kêu gọi phụ nữ Afghanistan dũng cảm đứng lên đòi lấy quyền lợi định danh tối thiểu, phá vỡ những cấm kỳ có tính định kiến về việc đàn ông không công khai gọi tên vợ mình.

Bahar Sohaili, một trong những người ủng hộ chiến dịch, cho biết: “Đây chỉ là một đốm lửa nhỏ nhằm đặt ra câu hỏi cho phụ nữ Afghanistan rằng tại sao họ không được gọi bằng tên thật. Sâu xa hơn, thực tế là phụ nữ Afghanistan luôn im lặng, họ không lên tiếng phản đối điều này”.

Bà Sohaili cho hay, bà và những người tham gia chiến dịch cũng đang vận động phụ nữ ở đời thực tham gia nhằm tăng tính ảnh hưởng cho dự án trực tuyến.

Bắt đầu từ một vài đăng lẻ tẻ, dự án sau đó đã được các nhà vận động mở rộng bằng cách kêu gọi những người nổi tiếng và giới chức chia sẻ tên thật của vợ và mẹ mình. Dần dần, chiến dịch đã trở nên phổ biến khi xuất hiện trên báo chí chính thống, truyền hình, đài phát thanh.

Tuy nhiên, dự án cũng nhận được phản ứng trái chiều từ những người có tư duy “bảo vệ giá trị của Afghanistan” hoặc những người cho rằng chiến dịch chưa đủ lớn để tạo nên sự thay đổi. Modaser Islami, người lãnh đạo tổ chức thanh niên, chia sẻ: “Tên của mẹ tôi, chị tôi, vợ tôi giống như khăn che mặt của họ vậy, nó thể hiện danh dự của họ”.

Sâu xa hơn, nhà hoạt động xã hội Sohaili đã đặt ra câu hỏi: Những điều cấm kỵ trên bắt nguồn từ đâu, nguyên tắc văn hóa hay tâm linh nào? Việc từ chối định danh phụ nữ đã bắt nguồn từ gốc rễ của người Afghanistan và các bé trai sẵn sàng đánh nhau khi bạn mình gọi tên mẹ hoặc chị mình ra.

Hassan Rizayee, một nhà xã hội học người Afghanistan, nghĩ rằng điều này bắt nguồn từ lối sống bộ lạc xa xưa của người Afghanistan khi phụ nữ được cho là thuộc về đàn ông. Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên đã thấm nhuần tư tưởng này và để thay đổi điều này trong một sớm một chiều là điều rất khó.

Ông Islami, một người phản đối, cho biết ông đồng ý với ý tưởng về việc công nhận tên gọi chính thức của phụ nữ tại nơi công cộng, nhưng ông quan ngại chiến dịch sẽ khiến phụ nữ chống lại đàn ông.

Đức Hoàng

Theo NYT