1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Chỉ tại bản di chúc?

Suốt 10 ngày qua, cơn thịnh nộ của Trung Quốc đối với cuộc viếng thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi ngày 17/10 vẫn chưa nguôi. Chuyến thăm lần thứ 5 của ông kể từ khi làm thủ tướng năm 2001 tới ngôi đền thờ các nạn nhân thế chiến II, kể cả các tội phạm chiến tranh Nhật, đang làm vẩn đục quan hệ hai nước.

Sự trả đũa mới nhất của Trung Quốc (TQ) là tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Đại Vỹ với hãng Kyodo, bác bỏ yêu cầu của Thủ tướng Koizumi đưa ra ngày 25/10 muốn hội đàm với các nhà lãnh đạo TQ.

 

Ông Vũ nói “rất khó” có thể có các cuộc hội đàm song phương trong thời gian hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hàn Quốc tháng 11 tới và tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Malaysia vào tháng 12.

 

Ông còn nói dứt khoát: “Chúng tôi không thể ủng hộ Nhật Bản làm ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khi Thủ tướng Koizumi thăm đền Yasukuni, xúc phạm tình cảm của nhân dân TQ”. Báo chí TQ cho biết ông Koizumi còn bị cấm cấp thị thực nhập cảnh TQ! Để mở đầu sự trả đũa, chuyến thăm Bắc Kinh ngày 23/10 của Ngoại trưởng Nhật Machimura đã bị hủy bỏ.

 

Theo tạp chí Asiaweek, chuyến thăm đền Yasukuni của ông Koizumi vào đúng buổi sáng tàu vũ trụ Thần Châu VI của TQ hạ cánh an toàn trở về phải chăng là ngẫu nhiên? Hãng Tân Hoa Xã viết: “Ông Koizumi đến thăm đền vào thời điểm tàu Thần Châu VI hạ cánh an toàn là sự khiêu khích nghiêm trọng đối với nhân dân TQ”.

 

Nhân “sự cố” thăm đền Yasukuni, tạp chí Tiền Tiêu xuất bản tại Hồng Kông đăng bài phân tích lập trường và tính cách cứng rắn của Thủ tướng Koizumi. Bài báo nhan đề “Tính cách của Koizumi từ đâu mà có?” có một chi tiết rất đáng chú ý. Đó là ngày 10/8/1969, ông Junya Koizumi, Cục trưởng Cục Phòng vệ Nhật Bản, cha ông Koizumi, trước khi qua đời đã để lại di chúc cho con trai vẻn vẹn mấy chữ: “Gửi con trai Junichiro Koizumi: Tất thắng!”.

 

Phải chăng lời trối trăng này đã quyết định tính cách hiện nay của ông vì đã có lần ông Koizumi nói: “Cứ mỗi lần đọc di chúc của cha, máu tôi lại sôi lên”.

 

Theo T.Tùng

Người lao động