1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Châu Á sẽ bị vạ lây từ Hy Lạp?

Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đang tác động xấu tới các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Những quốc gia nào ở châu Á dễ bị ảnh hưởng nhất?

Bảng tỷ giá giao dịch ngoại tệ ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 3/7
Bảng tỷ giá giao dịch ngoại tệ ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 3/7

Một đánh giá tài chính của công ty Goldman Sachs trong tuần này nói rằng các thị trường đang nổi của châu Á sẽ nếm trải “sự tiếp xúc trực tiếp” đối với việc Hy Lạp không trả được các món nợ quốc tế và rút ra khỏi khối Euro.

Theo các chuyên gia phân tích tài chính, do đa số các nước châu Á thiếu một khoản nợ nhỏ của châu Âu so với tổng sản phẩm quốc gia và sẵn sàng đối phó với một vài bất ổn trong các thị trường tài chính, nên những bất hạnh kinh tế của Hy Lạp đã không mấy ảnh hưởng trực tiếp đến các thị trường chứng khoán trong khu vực.

Andy Xie, một chuyên gia phân tích tài chính độc lập có nhận định: “Họ có quỹ dự trữ ngoại hối rất lớn. Vì thế cho dù các đợt sóng chấn động tài chính có lan ra thì cũng không tác động mấy đến những nơi này”.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Á vẫn lệ thuộc vào xuất khẩu qua châu Âu và Mỹ, và các nền kinh tế lớn trong khu vực hiện đang ở trong tình hình dễ bị tác động.

Vụ sụt giá bất thần mới đây trong thị trường chứng khoán Trung Quốc và tin tức về tăng trưởng chậm cho thấy nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới có thể đang vất vả. Một sự trì trệ ở Trung Quốc sẽ tác động đáng kể đến toàn vùng.

Nếu sự chuyển tiếp của Trung Quốc không được êm thắm, các nền kinh tế khu vực sẽ bị tác động khá mạnh. Đối với đa số các nước châu Á, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất. Vì thế nếu mức cầu của Trung Quốc bị yếu đi, thì sẽ có một tác động lớn.

Cùng lúc đó, kinh tế Hàn Quốc đang tìm cách phục hồi sau tình trạng suy thoái trong ngành du lịch và chi tiêu quốc nội do vụ bộc phát Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS).

Mặc dù Nhật Bản đã trải qua một sự tăng trưởng tương đối mạnh hồi gần đây, nhưng nước này vẫn còn đang phục hồi sau cơn suy thoái năm ngoái.

Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Đô Raghuram Rajan hôm 3/7 nói Ấn Độ chắc sẽ không bị thiệt hại bởi vụ khủng hoảng ở Hy Lạp, một phần nhờ số dự trữ ngoại hối cao kỷ lục vào khoảng 355 tỷ USD và một phần bởi vì Ấn Độ tiếp xúc rất hạn chế với quốc gia châu Âu này về mặt thương mại và đầu tư.

Hiện thời, Goldman Sachs dự đoán một hậu quả hạn chế do việc Hy Lạp không trả được nợ với số xuất khẩu sụt giảm chưa đầy 2%. Nhưng một sự co cụm đáng kể trong nền kinh tế châu Âu có thể gây lắng đọng cho nền thương mại toàn cầu, làm suy yếu mức cầu về xuất khẩu, là yếu tố chủ chốt cho sự tăng trưởng của châu Á.

Xin nói thêm về trường hợp Trung Quốc. Báo chí Pháp số ra ngày 3/7, nói rằng trong khi công luận châu Âu nửa lo nửa hy vọng thì chính quyền Trung Quốc vừa lo vừa suy tính khai thác mọi tình huống. Hy Lạp là trung điểm của chiến lược “con đường tơ lụa thế kỷ 21” của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhằm bành trướng ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc ra khắp thế giới.

Hy Lạp, với hải cảng Pyreas, là đầu cầu để Trung Quốc gia tăng buôn bán với châu Âu. Nếu châu Âu khủng hoảng thì Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nặng vì trong chiến lược quyền lực mềm, Bắc Kinh đã đầu tư và cho vay rất nhiều tại châu lục này.

Tuy nhiên, theo Le Figaro, Bắc Kinh cũng có những suy tính “thâm hiểm”. Nếu Hy Lạp tách ra vùng Eurozone thì tình trạng khủng hoảng kinh tế và tài chính sẽ biến Hy Lạp thành con mồi béo bở cho các công ty Trung Quốc. Ngay tại Pháp, Trung Quốc qua chuyến công du của Thủ tướng Lý Khắc Cường đã ký hơn 50 hợp đồng trị giá 20 tỷ euro, cho phép doanh nhân Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng xuống miền nam nước Pháp".

Theo một kết quả nghiên cứu, 60% các tập đoàn quốc tế bị giảm thị phần tại Hoa lục trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc phất lên như diều gặp gió.

 
Theo Nh.Thạch
PetroTimes