1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Chân dung “phó tướng” của Obama

(Dân trí) - Việc Obama chọn Biden để liên danh tranh cử được nhiều người đánh giá là sáng suốt. Bởi Biden là “chiến binh” kỳ cựu trong thượng viện, có thừa kinh nghiệm trên chính trường, cũng như các vấn đề đối ngoại, giúp “vá” lỗ hổng cho “lính mới” như thượng nghị sỹ Obama.

 

 

 

Chân dung “phó tướng” của Obama - 1

Joseph R. Biden Jr., 65 tuổi, là thượng nghị sỹ đại diện cho Delaware, hiện đang ở nhiệm kỳ thứ sáu của mình tại Thượng viện Mỹ. Ông là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện và là thành viên Ủy ban tư pháp Thượng viện, ủy ban ông từng hai lần làm chủ tịch.

Chân dung “phó tướng” của Obama - 2

Ông Biden trúng cử vào thượng viện khi còn rất trẻ, năm 1972, khi ông mới 29 tuổi. Ông bước sang tuổi 30, tuổi tối thiểu để trở thành thành viên của Thượng viện, vài tuần sau khi thắng cử. Trong bức ảnh này, ông chụp với hai con trai, Joseph Jr. (trái), Robert cùng vợ Neilia. Vợ ông và cô con gái 13 tháng tuổi của họ đã bị chết trong một vụ tai nạn xe hơi trước khi ông chính thức vào làm việc ở Thượng viện.

Chân dung “phó tướng” của Obama - 3

Năm 1987, Biden lần đầu tiên tham gia tranh cử tổng thống Mỹ. Sau khi tuyên bố tranh cử vào tháng 6/1987, ông đã vướng phải nhiều rắc rối, trở thành “mồi” cho những lời chỉ trích, cáo buộc ăn cắp. Sau đó, ông đã bỏ dở cuộc đua vào Nhà Trắng.   

Chân dung “phó tướng” của Obama - 4

Là Chủ tịch Ủy ban tư pháp Thượng viện, Biden đóng vai trò quan trọng trong hai cuộc chiến để bổ nhiệm Robert Bork, năm 1987, và Clarence Thomas, năm 1991, làm người đứng đầu Tòa án tối cao.

Chân dung “phó tướng” của Obama - 5

Năm 1988, Biden mắc chứng phình mạch não, đe dọa đến tính mạng. Sau một thời gian chữa trị, ông đã trở lại làm việc tại Thượng viện, nơi ông được các nhân viên và đồng nghiệp chào đón bằng bóng bay và băng rôn rực rỡ.

Chân dung “phó tướng” của Obama - 6

Sau vụ tấn công 11/9, Biden mới đầu ủng hộ quyết định tham chiến của Tổng thống Bush ở Iraq. Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện, ông đã bỏ lá phiếu quan trọng, cho phép dùng vũ lực ở Iraq. Nhưng khi bất cập ở cuộc chiến Iraq nổi lên, ông đã thay đổi quan điểm, và trở thành nhà phê bình không biết mệt mỏi đối với chính sách của ông Bush. 

Chân dung “phó tướng” của Obama - 7

Trong nỗ lực tranh cử tổng thống lần thứ hai năm 2008, Biden đã không thể gây được nhiều quỹ và chỉ giành được 1% số phiếu ủng hộ theo một cuộc thăm dò dư luận tại Iowa, đứng sau Barack Obama, John Edwards, Hillary Clinton và Bill Richardson. Ông đã phải dừng bước trong nỗ lực lần hai này.

Chân dung “phó tướng” của Obama - 8

Chọn Biden trong tấm vé liên danh tranh cử, Obama đã bù đắp một trong những điểm yếu lớn của mình: sự non nớt trong các vấn đề đối ngoại. Là chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện, Biden đã trực tiếp tham gia vào hầu hết mọi cuộc thảo luận chính về các vấn đề quốc tế cũng như trong nước trong suốt nhiều năm.

Chân dung “phó tướng” của Obama - 9

Ngoài kinh nghiệm ông mang đến tấm vé liên danh tranh cử cho Obama, nguồn gốc xuất thân từ tầng lớp trung lưu và quan điểm trung dung của ông có thể giúp ứng viên đảng Dân chủ giành được sự ủng hộ của những cử tri da trắng và dân lao động. Việc ông theo đạo Công giáo cũng giúp làm “xiêu lòng” các cử tri theo đạo này.  

 

Phan Anh

Theo Time