1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Căng thẳng Nga - Thổ: Qua giai đoạn “mặc cả” sẽ... hạ nhiệt

(Dân trí) - Liệu Moskva và Ankara có động binh để giải quyết xung khắc sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay quân sự của Nga ngày 24/11 vừa qua? Để trả lời câu hỏi này, nhật báo La Croix dẫn lời chuyên gia chính trị quốc tế Pháp Thornike Gordadze (CERI) phân tích.

Căng thẳng Nga - Thổ: Qua giai đoạn “mặc cả” sẽ... hạ nhiệt - 1

Chiếc máy bay Su-24 của Nga bị vỡ vụn sau khi lao xuống mặt đất. (Nguồn: EPA)

Sau biện pháp trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Nga Putin đã đẩy vấn đề lên thêm một nấc thang mới. Đó là lên án đích danh Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và gia đình bao che khủng bố IS, buôn lậu dầu hỏa. Tổng thống Erdogan cũng “không phải loại vừa” khi đáp trả bằng cách cũng nêu đích danh một doanh nghiệp mang hai dòng máu Nga-Syria, môi giới buôn lậu dầu hỏa giữa Nga và IS.

Nhưng theo chuyên gia Gordadze, hai bên (Nga-Thổ) xem ra vẫn đang ở giai đoạn “mặc cả.

Căng thẳng Nga - Thổ: Qua giai đoạn “mặc cả” sẽ... hạ nhiệt - 2

Nga đã quyết định dừng dự án khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Cyprusmail)

Sau khi bị Thổ Nhĩ Kỳ chọc giận bằng hành động bắn rơi chiếc Su-24 tối tân, Moskva được cho là buộc phải “lên cơ bắp”. Đặc  biệt là trong bối cảnh Nga đang giành nhiều thắng lợi áp đảo trong cuộc chiến chống IS tại Syria, bị "nhát đâm sau lưng" này sao Tổng thống Putin có thể án binh bất động được.

Trước hết, ông Putin đã chọn giải pháp cấm vận kinh tế. Tuy nhiên, giải pháp này khó thực hiện hiệu quả vì bản thân kinh tế Nga cũng đang lao đao vì bị EU trừng phạt. Thêm vào đó, thương mại hai nước chỉ tập trung vào  khí đốt của Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ, và đổi lại Nga nhập khẩu hàng chế biến và nông phẩm của nước láng giềng này.

Thế nhưng Ankara cũng không cần mua khí đốt của Moskva vì đã có nhiều nguồn cung cấp khác trong vùng. Nga cần bán mà Thổ không cần mua và Châu Âu cũng thực hiện chính sách giảm lệ thuộc vào năng lượng của Nga từ khi xảy ra khủng hoảng Ukraina. Vậy thì cái giá mà Thổ Nhĩ Kỳ phải trả chỉ là các quán ăn, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga gặp khó và làn sóng du khách Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giảm đi.

Sau trả đũa kinh tế, liệu hai bên có phải sẽ dùng đến vũ lực?

Về khả năng này, chuyên gia Gordadze nhận định: xem ra bởi cả hai bên đều cứng rắn nên khủng hoảng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ mới leo thang.  Tuy nhiên, căng thẳng Nga - Thổ khó có thể nghiêm trọng hơn vì Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của khối Liên minh Bắc Đại Tây dương( NATO), nên dù thế nào chắc chắn Washington cũng không thể để Ankara đơn độc trong cuộc đấu với Moskow.

Quý Cao (theo La Croix)