1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Cận cảnh nhịp sống năng động tại Triều Tiên

(Dân trí) - Dưới ống kính phóng viên Desmond Foo của báo Straits Times, Triều Tiên hiện lên như một quốc gia năng động và hiện đại với những con đường rộng tới 4 làn, xe sang chạy qua lại, bệnh viện xây mới và phương tiện giao thông công cộng phủ khắp thủ đô Bình Nhưỡng.


Phóng viên ảnh Desmond Foo của báo Straits Times đã ghi lại những hình ảnh chân thực về cuộc sống thường nhật tại Triều Tiên nhân chuyến thăm tới quốc gia này. Trong ảnh: Một góc thủ đô Bình Nhưỡng nhìn từ Tháp Juche cao 170 m. Góc trái bức ảnh là khách sạn Ryugyong hình kim tự tháp cao 105 tầng. Khách sạn này vẫn chưa hoàn thiện dù được khởi công xây dựng từ cách đây 30 năm. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Phóng viên ảnh Desmond Foo của báo Straits Times đã ghi lại những hình ảnh chân thực về cuộc sống thường nhật tại Triều Tiên nhân chuyến thăm tới quốc gia này. Trong ảnh: Một góc thủ đô Bình Nhưỡng nhìn từ Tháp Juche cao 170 m. Góc trái bức ảnh là khách sạn Ryugyong hình kim tự tháp cao 105 tầng. Khách sạn này vẫn chưa hoàn thiện dù được khởi công xây dựng từ cách đây 30 năm. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)


Theo mô tả của phóng viên Desmond Foo, thủ đô Bình Nhưỡng có những con đường rộng rãi, bằng phẳng với 4 làn xe chạy, ngoài ra còn có những phương tiện giao thông khác như xe điện, xe ô tô hạng sang Lexus và taxi với giá 1USD/2 km. Triều Tiên cũng vận hành hệ thống taxi đỏ tại các bệnh viện chuyên chở miễn phí phụ nữ mang thai. Trong ảnh: Bức ảnh cố lãnh đạo Kim Jong-il tại nhà ga Glory thuộc hệ thống tàu điện ngầm Bình Nhưỡng. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Theo mô tả của phóng viên Desmond Foo, thủ đô Bình Nhưỡng có những con đường rộng rãi, bằng phẳng với 4 làn xe chạy, ngoài ra còn có những phương tiện giao thông khác như xe điện, xe ô tô hạng sang Lexus và taxi với giá 1USD/2 km. Triều Tiên cũng vận hành hệ thống taxi đỏ tại các bệnh viện chuyên chở miễn phí phụ nữ mang thai. Trong ảnh: Bức ảnh cố lãnh đạo Kim Jong-il tại nhà ga Glory thuộc hệ thống tàu điện ngầm Bình Nhưỡng. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Triều Tiên xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm từ năm 1965 và các nhà ga bắt đầu mở cửa trong khoảng thời gian từ năm 1969-1972. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Triều Tiên xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm từ năm 1965 và các nhà ga bắt đầu mở cửa trong khoảng thời gian từ năm 1969-1972. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Người dân tại Bình Nhưỡng thường xuyên sử dụng phương tiện công cộng trong các hoạt động giao thông hàng ngày. Những người lao động Triều Tiên thường đi xe điện tới các nhà máy hoặc văn phòng để làm việc. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Người dân tại Bình Nhưỡng thường xuyên sử dụng phương tiện công cộng trong các hoạt động giao thông hàng ngày. Những người lao động Triều Tiên thường đi xe điện tới các nhà máy hoặc văn phòng để làm việc. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Các biểu ngữ tuyên truyền xuất hiện tại Đại học Kim Nhật Thành. Được thành lập từ ngày 1/10/1946, Đại học Kim Nhật Thành là trường đại học đầu tiên tại Triều Tiên. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Các biểu ngữ tuyên truyền xuất hiện tại Đại học Kim Nhật Thành. Được thành lập từ ngày 1/10/1946, Đại học Kim Nhật Thành là trường đại học đầu tiên tại Triều Tiên. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Các bà nội trợ Triều Tiên mặc đồng phục vẫy cờ tại Bình Nhưỡng để khích lệ tinh thần công nhân làm việc tại các nhà máy vào buổi sáng. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Các bà nội trợ Triều Tiên mặc đồng phục vẫy cờ tại Bình Nhưỡng để khích lệ tinh thần công nhân làm việc tại các nhà máy vào buổi sáng. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Học sinh Triều Tiên đeo khăn quàng đỏ chào đón bố mẹ trên đường từ cơ quan về vào buổi chiều tối. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Học sinh Triều Tiên đeo khăn quàng đỏ chào đón bố mẹ trên đường từ cơ quan về vào buổi chiều tối. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Phóng viên Desmond Foo đã có dịp tới bệnh viện nhi mới mở tại Bình Nhưỡng và quan sát các trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Italy và Đức. Bệnh viện này có nhà trẻ riêng với đội ngũ bác sĩ lên tới 180 người và chăm sóc 200 trẻ mỗi ngày. Trong ảnh: Nữ y tá bế một em nhỏ tại trại trẻ mồ côi Bình Nhưỡng. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Phóng viên Desmond Foo đã có dịp tới bệnh viện nhi mới mở tại Bình Nhưỡng và quan sát các trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Italy và Đức. Bệnh viện này có nhà trẻ riêng với đội ngũ bác sĩ lên tới 180 người và chăm sóc 200 trẻ mỗi ngày. Trong ảnh: Nữ y tá bế một em nhỏ tại trại trẻ mồ côi Bình Nhưỡng. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Cạnh bệnh viện nhi ở Bình Nhưỡng là một bệnh viện mắt lấy cảm hứng từ Trung tâm mắt quốc gia Singapore. Tại đây, bệnh nhân có thể được điều trị các bệnh về mắt miễn phí theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Cạnh bệnh viện nhi ở Bình Nhưỡng là một bệnh viện mắt lấy cảm hứng từ Trung tâm mắt quốc gia Singapore. Tại đây, bệnh nhân có thể được điều trị các bệnh về mắt miễn phí theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Công viên nước Munsu rộng 15ha với 9 bể bơi trong nhà, trong đó có 1 bể bơi dành riêng cho các bà mẹ và trẻ em, 9 phòng xông hơi và các ống trượt nước. Vé vào cửa là 1 USD, còn nếu muốn sử dụng thêm dịch vụ cắt tóc hoặc mát xa, khách du lịch sẽ phải trả thêm 13 cent. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Công viên nước Munsu rộng 15ha với 9 bể bơi trong nhà, trong đó có 1 bể bơi dành riêng cho các bà mẹ và trẻ em, 9 phòng xông hơi và các ống trượt nước. Vé vào cửa là 1 USD, còn nếu muốn sử dụng thêm dịch vụ cắt tóc hoặc mát xa, khách du lịch sẽ phải trả thêm 13 cent. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Tòa chung cư màu đỏ, nơi có những căn hộ lớn nhất tại Triều Tiên, là nơi ở của các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Kim Chaek tại Bình Nhưỡng. Đây là những căn hộ miễn phí được cấp cho các nhà khoa học. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Tòa chung cư màu đỏ, nơi có những căn hộ lớn nhất tại Triều Tiên, là nơi ở của các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Kim Chaek tại Bình Nhưỡng. Đây là những căn hộ miễn phí được cấp cho các nhà khoa học. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Hướng dẫn viên tại Bảo tàng Chiến tranh Tự do giới thiệu về cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 với khách du lịch thông qua một màn hình cao 15m, dài 132m với những hình ảnh sống động. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Hướng dẫn viên tại Bảo tàng Chiến tranh Tự do giới thiệu về cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 với khách du lịch thông qua một màn hình cao 15m, dài 132m với những hình ảnh sống động. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Khu phức hợp khoa học công nghệ mới của Triều Tiên được xây dựng giống mô hình nguyên tử với một tòa nhà nằm ở vị trí chính giữa là hạt nhân còn các tòa nhà xung quanh giống như electron. Mô hình tên lửa, các bảo tàng, phòng máy tính và thư viện đều được đặt trong khu phức hợp này. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Khu phức hợp khoa học công nghệ mới của Triều Tiên được xây dựng giống mô hình nguyên tử với một tòa nhà nằm ở vị trí chính giữa là hạt nhân còn các tòa nhà xung quanh giống như electron. Mô hình tên lửa, các bảo tàng, phòng máy tính và thư viện đều được đặt trong khu phức hợp này. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Quả cầu khổng lồ thu hút sự chú ý của nhiều học sinh tại khu phức hợp khoa học công nghệ. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Quả cầu khổng lồ thu hút sự chú ý của nhiều học sinh tại khu phức hợp khoa học công nghệ. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Theo phóng viên Desmond Foo, mỗi trẻ em ở Triều Tiên đều được dạy rằng bán đảo Triều Tiên là một quốc gia và Mỹ đã chiếm phần phía nam của quốc gia này từ Thế chiến 2 bằng vũ lực và súng đạn. Trong ảnh: Trẻ em biểu diễn tại trường mẫu giáo Kyongsang, trong đó phần lớn các bài hát ca ngợi các nhà lãnh đạo Triều Tiên hoặc mang tư tưởng chống Mỹ. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Theo phóng viên Desmond Foo, mỗi trẻ em ở Triều Tiên đều được dạy rằng bán đảo Triều Tiên là một quốc gia và Mỹ đã chiếm phần phía nam của quốc gia này từ Thế chiến 2 bằng vũ lực và súng đạn. Trong ảnh: Trẻ em biểu diễn tại trường mẫu giáo Kyongsang, trong đó phần lớn các bài hát ca ngợi các nhà lãnh đạo Triều Tiên hoặc mang tư tưởng chống Mỹ. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Tất cả các trẻ em Triều Tiên hiện nay đều được dạy tiếng Anh từ khi 7 tuổi. Các em sẽ được theo học tại các trường mẫu giáo công 2 năm bắt đầu từ khi 2 tuổi rưỡi. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Tất cả các trẻ em Triều Tiên hiện nay đều được dạy tiếng Anh từ khi 7 tuổi. Các em sẽ được theo học tại các trường mẫu giáo công 2 năm bắt đầu từ khi 2 tuổi rưỡi. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Công viên Tuổi trẻ Kaeson được mở cửa từ năm 1984 là nơi thu hút nhiều thanh thiếu niên tới tham quan. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)
Công viên Tuổi trẻ Kaeson được mở cửa từ năm 1984 là nơi thu hút nhiều thanh thiếu niên tới tham quan. (Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo)

Thành Đạt

Ảnh: Straitstimes/Desmond Foo