1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Các bác sỹ Nhật Bản đề nghị tăng tuổi về hưu lên 75

(Dân trí) - Trước tình trạng dân số già hóa và tỉ lệ sinh sản giảm sút, một nhóm bác sỹ Nhật Bản đã đề xuất ý tưởng thay đổi định nghĩa về “người già” và tăng tuổi về lên 75 tuổi, nhằm khuyến khích những người từ 65 tới 74 tiếp tục làm việc và cống hiến.

(Ảnh minh họa: AFP/Getty)
(Ảnh minh họa: AFP/Getty)

Guardian đưa tin ngày 18/7, nhóm bác sỹ Nhật Bản cho rằng tuổi về hưu hiện tại của Nhật là 65 tuổi “đã lỗi thời” do tuổi thọ của người Nhật hiện đã cao hơn. Theo đề xuất mới, độ tuổi từ 65 tới 74 tuổi sẽ là tiền cao tuổi, từ 75-90 là cao tuổi. Những người trên 90 sẽ được coi là “thượng thọ”.

Bác sỹ Yasuyoshi Ouchi, Cựu Chủ tịch Hội Người cao tuổi Nhật Bản, một trong những người đề xuất dự thảo mới cho biết: “Đây không phải là một nỗ lực chính trị để tăng tuổi hưu trí. Thay vào đó, nên có những chính sách linh hoạt hơn để những người trên 65 tuổi tiếp tục làm việc nếu họ mong muốn”.

Tuổi nghỉ hưu hiện tại của Nhật ở mức 65 tuổi, cao hơn so với nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, gần đây Nhật Bản đối mặt với tình trạng già hóa dân số và đang trên đà suy giảm. Theo ước tính, đến năm 2065, tỷ lệ dân số Nhật Bản trên 65 tuổi sẽ tăng từ con số 27% năm 2015 lên 38%. Dân số Nhật sẽ giảm từ 127 triệu năm 2015 xuống 88 triệu vào năm 2065.

Tình trạng trên gây ra gánh nặng cho chính phủ Nhật Bản trong việc chi trả cho các hoạt động hỗ trợ cho người cao tuổi. Vào năm 2015, nếu một người lớn tuổi sẽ được hỗ trợ bởi trung bình 2,3 người đang trong độ tuổi lao động thì đến năm 2065 con số này chỉ còn là 1,3.

“Những người vẫn cảm thấy khỏe mạnh và muốn cống hiến khi đến 60 tới 65 lại phải nghỉ hưu, đồng nghĩa rằng những người đang quen với việc hỗ trợ người khác lại trở thành những người được người khác hỗ trợ. Điều này thật lỗi thời”, ông Ouchi nói.

Đức Hoàng