1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Biên giới Trung-Ấn “căng như dây đàn”: Nguy cơ chiến tranh đang rất gần?

(Dân trí) - Căng thẳng hiện nay ở biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang gây ra những lo ngại rằng kịch bản có thể lặp lại cuộc chiến biên giới năm 1962 giữa hai nước.


Cả Trung Quốc và Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng cho xung đột. (Ảnh: Getty)

Cả Trung Quốc và Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng cho xung đột. (Ảnh: Getty)

Hai bên sẵn sàng cho xung đột

Truyền thông chính thống và giới chuyên gia Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ rằng, một cuộc xung đột có thể dẫn tới chiến danh nếu như sự việc không được giải quyết suôn sẻ, và rằng Ấn Độ nên nhìn lại bài học lịch sử.

Đáp lại những cảnh báo của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Arun Jaitley nói: “Ấn Độ hôm nay không còn là Ấn Độ của năm 1962”.

Khi được hỏi về nguy cơ leo thang căng thẳng biên giới Trung-Ấn hiện nay, ông Luo Zhaohui, đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ, cũng không phủ nhận.

Về phía Ấn Độ, Tham mưu trưởng lục quân Bipin Rawat cũng thừa nhận nguy cơ xảy ra chiến tranh. Ông Rawat nói: “Quân đội Ấn Độ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh đối phó với những đe dọa an ninh từ Trung Quốc, Pakistan và cả trong nước".

Chính phủ Ấn Độ mới đây đã cho phép quân đội nước này mua sắm khẩn cấp đạn dược, vũ khí, một động thái mà giới quan sát cho rằng New Delhi đã sẵn sàng cho kịch bản căng thẳng nhất.

Ngòi nổ chiến tranh Trung-Ấn không chỉ bắt nguồn từ căng thẳng gần đây ở cao nguyên Doklam thuộc vùng biên giới Sikkim, mà bắt nguồn từ nhiều thập niên trước. Một cuộc chiến tranh giữa 2 quốc gia sở hữu hạt nhân với khoảng 2,6 tỷ dân này, nếu nổ ra, hệ quả sẽ vô cùng khôn lường.

Căng nhưng khó đứt


Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có những cân nhắc riêng để kịch bản chiến tranh không lặp lại. (Ảnh: AFP)

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có những cân nhắc riêng để kịch bản chiến tranh không lặp lại. (Ảnh: AFP)

Tạp chí Dipomat dẫn nhận định của ông Rajeesh Kumar, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng có trụ sở tại New Delhi, cho rằng chiến tranh Trung-Ấn là kịch bản nguy hiểm nhưng khó xảy ra.

Về phía Ấn Độ, dấn vào một cuộc chiến lúc này không phải là lựa chọn khôn ngoan bởi chính phủ hiện thời đang phải đối mặt với những thách thức trước thềm cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 5/2019.

Một cuộc chiến dù chớp nhoáng hay lâu dài với Trung Quốc chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế vốn gặp nhiều thách thức trong giai đoạn cải cách của Ấn Độ.

Ngay cả khi Ấn Độ giành chiến thắng trong cuộc chiến mà họ phải lao tâm khổ tứ, thì sức mạnh quân sự, kinh tế cũng như những lợi thế chiến lược của Trung Quốc cũng sẽ cho thấy cuộc chiến đó chẳng có ý nghĩa gì với New Delhi.

Vì vậy, lựa chọn tốt nhất của Ấn Độ là chuẩn bị cho chiến tranh, nhưng không phải là nổ phát súng đầu tiên.

Về phía Trung Quốc, mặc dù liên tục đưa ra những cảnh báo răn đe, rầm rộ tập trận sát nách Ấn Độ, nhưng giới quan sát cho rằng Trung Quốc không dễ dàng quyết định lao vào một cuộc chiến.

Lý do được đưa ra là ưu tiên hiện nay của Bắc Kinh là nâng cao vị thế của một siêu cường kinh tế. Mặc dù quốc tế thừa nhận vị thế kinh tế của Trung Quốc nhưng không thừa nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu trong tương lai của họ. Trong bối cảnh này, nếu Trung Quốc giao chiến với Ấn Độ sẽ chỉ làm xấu đi hình ảnh của họ.

Nói cách khác, điều khiến Trung Quốc-Ấn Độ không rơi vào cuộc chiến chính là những tính toán trong nước của Ấn Độ, trong khi với Bắc Kinh là những tính toán quốc tế.

Minh Phương

Theo Diplomat