1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bí mật tồi tệ sau cuộc hỏi cung Saddam Hussein của CIA

Báo Anh đã xới lại vụ bắt giữ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein hồi tháng 12/2003, đặc biệt là những sai lầm của Mỹ trong cuộc chiến này.


Cuộc chiến do Mỹ và phương Tây phát động chống lại Iraq năm 2003.

Cuộc chiến do Mỹ và phương Tây phát động chống lại Iraq năm 2003.

John Nixon làm theo lệnh của CIA?

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình Victoria Derbyshire của hãng BBC Anh đầu tháng Giêng 2017 để phục vụ cho việc ra đời cuốn Debriefing the President: The Interrogation of Saddam Hussein (tạm dịch: Thẩm vấn Tổng thống Saddam Hussein), John Nixon cựu đặc vụ CIA đã cung cấp cho dư luận nhiều thông tin quan trọng mà trước đây chưa hề được báo chí nhắc đến.

Theo đó, ngay sau khi cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị Mỹ bắt hồi tháng 12-2003, John Nixon là người đầu tiên tham gia nhận dạng, hỏi cung theo yêu cầu của CIA.

Theo BBC, sau 5 năm đầu quân cho CIA, năm 1998 John Nixon được giao nhiệm vụ nghiên cứu về Saddam Hussein bởi trước đó ông đã có nhiều kinh nghiệm phân tích, nghiên cứu các vấn đề liên quan tới các nguyên thủ quốc gia trên toàn thế giới.

“Khi có khủng hoảng xảy ra, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã cần đến tôi, muốn biết kỹ về con người cụ thể nào đó mà Mỹ quan tâm, như trích ngang, đời tư, sở thích, lối sống, tham vọng... ”, John Nixon cho BBC hay.

Cựu đặc vụ John Nixon (trái), người đầu tiên hỏi cung Saddam Hussein.
Cựu đặc vụ John Nixon (trái), người đầu tiên hỏi cung Saddam Hussein.

Theo lệnh CIA, John Nixon đã có mặt tại Iraq ngay sau khi Saddam Hussein bị lật đổ, được phát hiện thấy trốn trong một hố nhỏ, dưới đất bên cạnh khu trang trại ở thành phố quê nhà ông ở Tikrit. Ngay sau khi Saddam bị bắt, chính quyền Mỹ cần gấp một người nhận dạng và nhiệm vụ này đã được giao cho Nixon.

Vào thời điểm nói trên, có nhiều tin đồn về Saddam rằng con người này có nhiều "biến thể" khác nhau, thậm chí có thể nguỵ trang hay phẫu thuật để không ai còn nhận được nữa, nhưng đối với Nixon điều này không thể.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, ngay khi nhìn thấy Saddam, tôi đã khẳng định đây đúng là đối tượng Nhà Trắng đang cần. Khi tôi bắt đầu hỏi chuyện, Saddam có cái nhìn giống như trong bức ảnh cuốn sách mà tôi thường xuyên để trên bàn làm việc của mình nhiều năm, cái nhìn không trộn vào đâu được", John Nixon khẳng định.

John Nixon là người đầu tiên hỏi cung Saddam, cuộc thẩm vấn kéo dài trong nhiều ngày. “Tôi được giao nhiệm vụ hỏi cung một người đàn ông bị truy lùng gắt gao nhất thế giới, do vậy công việc xem ra có vẻ đáng tự hào vì được hỏi cung một một con người 'có nhiều mặt', tương phản hoàn toàn với những gì mà phương tiện truyền thông Mỹ và phương Tây đưa tin.

Saddam Hussein thực sự là một nhân vật có sức lôi cuốn, nếu không nói là có ấn tượng nhất mà tôi từng gặp. Khi ông ta muốn, con người ông ta có thể trở nên duyên dáng, tốt bụng, hài hước và lịch sự. Nhưng Saddam Hussein cũng chứa đựng cả những mặt xấu còn tồn tại như thô lỗ, kiêu ngạo, khó chịu và đáng sợ một khi bản thân vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Bằng chứng, có tới 2 hoặc 3 lần khi tôi động đến những mặt trái, tức thì Saddam nổi giận, không kiềm chế được”. "Cũng phải nói thêm rằng cựu lãnh đạo Iraq rất thích tương tác, trò chuyện. Rất có thể do lẩn trốn trong suốt thời gian dài không được trò chuyện.

Cựu Tổng thống Saddam Hussein bị kết án tử hình vì tội ác chống lại loài người.
Cựu Tổng thống Saddam Hussein bị kết án tử hình vì "tội ác chống lại loài người".

Vào cuối buổi thẩm vấn đầu tiên, tôi đã cố gắng thiết lập mối quan hệ với Saddam với hy vọng ông ta sẽ hợp tác. Đây là một khởi đầu tích cực, nhưng ngay ngày hôm sau, Saddam Hussein đã tỏ ra ngờ vực.

Saddam là một trong những người đa nghi mà tôi gặp, bởi vậy mỗi câu hỏi tôi đưa ra, ông ấy đều hỏi lại, nên có những lĩnh vực chuyên môn nào đó, tôi phải yêu cầu CIA hỗ trợ", John Nixon cho hay.

Sau lần hỏi cung đầu tiên, John Nixon thừa nhận ông được CIA giao nhiệm vụ không hề đơn giản - khai thác Saddam Hussein về các vấn đề có liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD). Đây là thứ vũ khí Mỹ và phương Tây đã cáo buộc Iraq sử dụng để lấy lý do đem quân tới nước này.

John Nixon thừa nhận CIA đã hạn chế rất nhiều cơ hội để tạo điều kiện cho Saddam Hussein nói chuyện mà chỉ tập trung vào các vấn đề CIA quan tâm. Đặc biệt là những cáo buộc Iraq sử dụng vũ khí WMD.

Tổng thống Mỹ George W. Bush, người đã phớt lờ những báo cáo của CIA về Saddam Hussein.
Tổng thống Mỹ George W. Bush, người đã phớt lờ những báo cáo của CIA về Saddam Hussein.

Theo John Nixon qua những gì ông được biết và qua phỏng vấn Saddam Hussein cũng như tham khảo ý kiến các cố vấn, Saddam đã ngừng chương trình vũ khí hạt nhân nhiều năm trước và không hề có ý định khởi động lại dự án này. Điều này khiến Saddam Hussein và chính phủ của ông bị xem là “thất bại”.

Tuy nhiên, theo Nixon nói, CIA đã lầm khi nghĩ Hussein dùng vũ khí hóa học, cũng như hiểu nhầm về sức khỏe, thói quen sinh hoạt và những can dự của ông ta trong việc điều hành Iraq.

“Chúng tôi chưa từng nghĩ tới việc dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chuyện đó còn chưa ai nhắc tới. Sử dụng vũ khí hóa học để chống lại thế giới này ư? Liệu có ai có đủ cơ sở vật chất để làm điều này? Ai có thể dùng những vũ khí này khi người ta không dùng chúng để chống lại chúng tôi?”, Saddam Hussein trả lời John Nixon trong cuộc phỏng vấn.

Do Iraq bị cáo buộc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt nên suốt 5 năm sau Tổng thống Mỹ George W. Bush đã cắt quan hệ, điều này đã được FBI điều tra, khẳng định

John Nixon đã đệ trình kết quả thẩm vấn Saddam lên cho chính phủ, nhưng John Nixon lại thấy thất vọng, thậm chí còn chỉ trích gay gắt Tổng thống Bush. “Tôi thường nghĩ rằng những gì chúng ta nói về các vấn đề của CIA là rất quan trọng và được tổng thống nghe, nhưng thực tế ông ấy không coi trọng những gì chúng tôi báo cáo, chính trị đã chiến thắng tình báo”, Nixon thừa nhận.

Sai lầm của Mỹ và Anh khiến Iraq rơi vào hỗn loạn, gần 200.000 người bị thiệt mạng và giúp phiến quân IS trỗi dậy vừa thành công lại vừa tàn bạo.
Sai lầm của Mỹ và Anh khiến Iraq rơi vào hỗn loạn, gần 200.000 người bị thiệt mạng và giúp phiến quân IS trỗi dậy "vừa thành công lại vừa tàn bạo.

Thậm chí John Nixon còn cảm thấy “xấu hổ” về những gì đã xảy ra ở Iraq kể từ khi Mỹ phát động chiến tranh chống lại tại quốc gia này, và thấy tiếc cho Saddam Hussein.

Chính quyền Tổng thống Bush đã không suy nghĩ thấu đáo về những hậu quả có thể xảy ra sau khi Saddam Hussein bị loại, và đến nay điều này đã được lịch sử minh chứng, đó là sự nổi dậy của các nhóm cực đoan, trong đó có đội quân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Liên quan đến chủ đề nói trên, tờ Independence của Anh mới đây cũng đăng tải bài viết nói về những sai lầm khủng khiếp mà Mỹ mắc đối với Saddam Hussein. Bài viết khẳng định, khủng bố IS sẽ không thể hoành hành như những gì đã biết nếu cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein vẫn còn nắm quyền.

Saddam Hussein bị hành quyết năm 2006 và những gì ông dự đoán đều chính xác, Iraq rơi vào hỗn loạn, gần 200.000 người thiệt mạng kể từ khi xung đột nổ ra. “Chắc chắn, một nhóm như IS sẽ không thể thành công như hiện nay dưới chế độ hà khắc như chính quyền dòng Shia từng cai trị tại Baghdad (tức Saddam Hussein)”, Nixon viết trong cuốn Thẩm vấn Tổng thống Saddam Hussein.

Theo Trịnh Hải Yến/BBC/Independent

Đất Việt