1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bastion vờ giữ Crimea để kiểm soát toàn bộ eo Bosphorus?

Theo Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov, chỉ với hệ thống Bastion, Moskva có thể kiểm soát toàn bộ eo biển Bosphorus.

Tuyên bố của Tướng Gerasimov được đăng tải trên trang Sputnik hôm 14/9. Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga có đủ khả năng tiêu diệt bất cứ kẻ thù tiềm năng tiến vào Crimea, nhờ hệ thống trinh sát và vũ khí hiện đại.

Đại tướng Gerasimov tuyên bố: "Hạm đội biển Đen có mọi thứ cần thiết để làm vậy: vũ khí và phương tiện tình báo phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 500km. Chỉ riêng tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion đã mở rộng phạm vi kiểm soát lên 350km tới và bao quát cả eo biển Bosphorus".

Hệ thống Bastion khai hỏa tại tập trận Caucasus 2016.
Hệ thống Bastion khai hỏa tại tập trận Caucasus 2016.

Tuyên bố của Tướng Gerasimov được đưa ra ngay sau khi Nga kết thúc cuộc tập trận quy mô cực lớn mang tên Caucasus 2016 (diễn ra từ này 5 đến ngày 10/9).

Cuộc tập trận có sự tham gia của 12.500 binh sĩ và 2 hạm đội mạnh mẽ nhất của Hải quân Nga là Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Biển Caspian.

Khoảng cách từ Crimea tới eo biển Bosphorus
Khoảng cách từ Crimea tới eo biển Bosphorus

"Caucasus 2016" chính thức khai hỏa hôm 5/9 và được tiến hành ở khu vực miền Nam nước Nga và xung quanh bán đảo Crimea.

Mục tiêu của cuộc tập trận quy mô lớn này là nhằm "quy hoạch, chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu".

Cuộc tập trận này diễn ra sau khi Nga tuyên bố phá vỡ âm mưu phá hoại trên bán đảo Crimea do lực lượng tình báo Ukraine tiến hành, đã khiến nhiều nhà phân tích quốc phòng tin rằng nó thực tế là một cuộc biểu dương lực lượng nhằm răn đe Kiev và các đồng minh phương Tây, khẳng định quyền kiểm soát bán đảo của Moscow.

Đặc biệt, ngay trước thềm cuộc tập trận quy mô lớn này, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu đã lần đầu tiên công khai vũ khí Moskva đã triển khai tại bán đảo này kể từ khi sáp nhập vào lãnh thổ liên bang.

"Quân khu Nam đã được cung cấp hơn 4.000 mẫu vũ khí mới và trang thiết bị quân sự nâng cấp. Tại đây đã triển khai các hệ thống tên lửa cảnh báo bờ biển Bastion và Bal, các tàu ngầm Novorossiysk và Rostov-na-Donu", ông Sergei Shoigu cho biết.

Ngoài ra, ông Shoigu lưu ý rằng "Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Caspi đã nhận tàu tên lửa nhỏ trang bị tên lửa hành trình trên biển Kalibr.

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga, việc các tàu Nga qua eo biển Bosporus vô cùng căng thẳng.

Như thời điểm tháng 4/2016, Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh biện pháp an ninh trong thời gian các con tàu Nga đi qua eo biển của nước này.

Chẳng hạn, tàu tuần tra của Thổ Nhĩ Kỳ từ tất cả các phía vây chặt con tàu đổ bộ Minsk của Hạm đội Baltic, kèm sát tàu Nga qua eo biển Bosporus. Trong lúc đó, một chiếc trực thăng lượn vòng trên trời xung quanh tàu Nga.

Được biết, năm 1936, Công ước Montreux được ký kết gồm các nước: Australia, Anh, Bulgaria, Pháp, Nhật, Rumania, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Xô, Nam Tư và Italia nhằm duy trì nguyên tắc tự do đi lại và giao thông trên biển.

Theo Công ước này, trong thời bình, các tàu được tự do đi lại qua eo biển không thu phí và thuế.

Trong thời chiến, trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ không tham chiến thì quyền đi lại của các tàu thương mại qua eo biển vẫn được đảm bảo.

Trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ là bên tham chiến, tàu bè của các nước có chiến tranh với Thổ và cả những nước đồng minh với kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ bị cấm đi lại.

Công ước có hiệu lực 20 năm, nhưng các nội dung bổ sung cho điều khoản hiệu lực về thời gian này là nếu không có nước nào có văn bản phản đối sau khi hết thời hạn 20 năm đó, Công ước tự động được gia hạn.

Clip Nga tập trận Caucasus 2016:

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt