1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Báo Mỹ: Trung Quốc muốn thống trị Ấn Độ Dương

(Dân trí) - Hải quân Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc triển khai thường trực tới Ấn Độ Dương và có kế hoạch sử dụng các cảng làm nơi cất giấu vũ khí bí mật và để hỗ trợ các hoạt động quân sự, tờ National Interest tại Washington đưa tin.

Một tàu tuần tra của hải quân Trung Quốc (Ảnh:

Một tàu tuần tra của hải quân Trung Quốc (Ảnh: CNS)

Tạp chí Mỹ cho hay Trung Quốc muốn thống trị Ấn Độ Dương sau khi Bắc Kinh triển khai tàu đổ bộ Changbaishan và một tàu ngầm tới khu vực.

Trung Quốc đã cố gắng tự đưa nước này thành một "nhân vật" quan trọng tại Ấn Độ Dương bằng cách tăng cường các chiến dịch chống hải tặc, các cuộc tập trận hải quân và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng hàng hải. Các hoạt động này đã làm gia tăng lo ngại về việc liệu Bắc Kinh có thực hiện các chiến lược hàng hải hung hăng hơn trong tương lai.

Các tàu ngầm của hải quân Trung Quốc đã cập cảng Colombo tại Sri Lanka 2 lần hồi năm ngoái và Bắc Kinh được cho là đã thiết lập các cơ sở quân sự tại nước này. Trung Quốc cũng nắm giữ cổ phần chi phối tại cảng Hambantota ở đông nam Sri Lanka. Với các cổ phần lớn, các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc đã giành quyền điều hành 4 bến tàu tại cảng. Đổi lại, Sri Lanka được nới lỏng các điều kiện vay vốn.

Dù Bắc Kinh nói rằng các hành động trên nằm trong dự án "Con đường Tơ lụa trên biển" nhưng đã có những lo ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách củng cố chiến lược "chuỗi ngọc trai" nhằm kiềm tỏa, bao vây Ấn Độ.

Trung Quốc cũng có thể thiết lập các căn cứ đa mục đích tại Ấn Độ Dương với khả năng hỗ trợ hậu cần cấp thấp, cho phép Bắc Kinh sử dụng một cảng thương mại để hỗ trợ các hoạt động quân sự trong trường hợp xảy ra xung đột hoặc đe đậy một nơi cất giấu vũ khí bí mật.

Quân đội Trung Quốc đã phủ nhận chuyện từng thiết lập một căn cứ như vậy, nhưng Cộng hòa Seychelles được cho là đã mở cửa cảng của nước này cho các tàu Trung Quốc tham gia chiến đấu chống hải tặc tại Vịnh Aden và Tây Ấn Độ Dương vào năm 2011.

Bắc Kinh cần "sự hiện diện hàng hải" nếu muốn thống trị Ấn Độ Dương. Sự hiện diện của Trung Quốc có thể thách thức vai trò của hải quân Ấn Độ và giảm ảnh hưởng của New Delhi trong khu vực.

An Bình
Theo Want China Times