1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ấn Độ phóng thành công tàu thăm dò sao Hỏa

(Dân trí) - Ngày 5/11, Ấn Độ đã phóng thành công một tàu vụ trụ mang theo thiết bị thăm dò “Hành tinh Đỏ”. Nếu mọi chuyện diễn ra như dự định, Ấn Độ sẽ là quốc gia thứ 4, sau Mỹ, Nga và châu Âu thành công trong sứ mệnh vươn tới sao Hỏa.


Clip tàu vũ trụ Mars Orbiter Missio rời bệ phóng

Tàu vũ trụ Mars Orbiter Mission của Ấn Độ đã rời bệ phóng vào lúc 9 giờ 08 phút giờ GMT từ trung tâm vũ trụ Satish Dhawan trên bờ biển phía Đông của nước này.

Lãnh đạo cơ quan không gian của Ấn Độ khẳng định, sứ mệnh này sẽ cho thấy năng lực về công nghệ của Ấn Độ trong việc vươn tới qũy đạo sao Hỏa và thực hiện các thí nghiệm.

Dự kiến phải mất 300 ngày phi thuyền mới tới đích và bay quanh quỹ đạo sao Hỏa trong năm 2014.

Nếu sứ mệnh này thành công, Ấn Độ sẽ là nước thứ tư trên thế giới, sau Mỹ, Nga và châu Âu thực hiện thành công việc thăm dò sao Hỏa.

Vụ phóng tàu vũ trụ lần này đã thu hút được sự chú ý lớn từ người dân Ấn Độ.

Một số nhà quan sát cho rằng vụ phóng là minh chứng cho cuộc đua ngày càng quyết liệt vào vũ trụ giữa các cường quốc châu Á, gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác.

Giáo sư Andrew Coates, đến từ phòng thí nghiệm khoa học không gian Mullard của Anh nhận định: “Tôi cho rằng sứ mệnh này sẽ thực sự đưa Ấn Độ tới với hoạt động thám hiểm không gian quốc tế. Các cuộc thám hiểm liên hành tinh chắc chắn không phải điều tầm thường, và Ấn Độ đã tìm thấy những vùng trũng về khoa học thú vị phù hợp để thử nghiệm”.

Những vùng trũng đó bao gồm việc tìm kiếm dấu vết của khí metan trong bầu khí quyển của sao Hỏa, vốn từng được phát hiện từ quỹ đạo của hành tinh này, và các kính viễn vọng trên trái đất. Tuy nhiên tàu thăm dò Tò mò của NASA mới đây đã không thành công trong việc tìm thấy loại khí này.

Metan có thời gian tồn tại ngắn trong khí quyển của sao Hỏa, điều đó có nghĩa là phải có một nguồn cung cấp nào đó loại khí này trên “hành tinh đỏ”. Trên trái đất, 95% loại khí này được tạo ra bởi vi khuẩn. Chính vì điều này nên một số giả thuyết cho rằng có thể có một tầng sinh quyển sâu phía dưới bề mặt sao Hỏa.

Thanh Tùng
Theo BBC