1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ám sát Đại sứ Nga: Moscow trả thù, Al-Nusra lộ mặt

Khủng bố Fatah al-Sham, tiền thân là khủng bố Al-Nusra thừa nhận ám sát Đại sứ Nga sau khi Mỹ phủ nhận liên quan.

Tổ chức khủng bố Fatah al-Sham (tiền thân là Dzhabhat-en-Nusra) đã nhận trách nhiệm về vụ sát hại Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov.

Theo tuyên bố do nhóm chiến binh phát tán, cảnh sát Mevlut Mert Altyntash - hung thủ bắn Đại sứ Karlov, là một thành viên của tổ chức này. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đưa tin rằng 13 người đã bị bắt giữ trong cuộc điều tra vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov.

Al-Nusra Front thành lập vào năm 2012 và được coi là chi nhánh al-Qaeda ở Syria. Hồi tháng 7, thủ lĩnh của al-Nusra Front từ bỏ liên kết với al-Qaeda và đổi tên nhóm thành Jabhat al-Fateh Sham (Mặt trận Chinh phục Syria).

Nhóm khủng bố Al-Nusra nhận trách nhiệm ám sát Đại sứ Nga.
Nhóm khủng bố Al-Nusra nhận trách nhiệm ám sát Đại sứ Nga.

Thông tin về việc Jabhat al-Fateh Sham đứng lên nhận trách nhiệm thực hiện vụ ám sát Đại sứ Nga giữa lúc Moscow và Ankara càng ngày càng thể hiện rõ những đoàn kết trong quan hệ giữa hai nước đối với thế lực thù địch chứ không gây nên bất cứ ảnh hưởng quan hệ ngoại giao nào. Rõ ràng, thái độ bình thản của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm cho giới quan sát hiểu được, Moscow biết và đang hành động như thể ai cũng biết rằng, kẻ chủ mưu gây ra vụ ám sát là ai. Thổ Nhĩ Kỳ đã nói hộ Nga điều này.

Trong khi Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố rằng thời điểm hiện nay là chưa thích hợp để đưa ra bất cứ kết luận nào về người chỉ đạo đứng sau vụ tấn công Đại sứ Nga. "Chúng ta cần chờ đợi kết quả từ nhóm điều tra chung. Không cần vội vàng đến vậy", ông Peskov nói.

Còn Thổ Nhĩ Kỳ liên tục cáo buộc Mỹ là kẻ chủ mưu tấn công vị Đại sứ sau khi chuyển hướng dư luận cho rằng, chính tay chân của Giáo sỹ Hồi giáo Fethullah Gullen đã thực hiện vụ tấn công khủng bố này. Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 20/12, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thẳng thừng cáo buộc: "Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều biết rằng Phong trào Gulen đứng đằng sau vụ ám sát đại sứ Nga Andrei Karlov".

Phát biểu sau cuộc điện đàm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tuyên bố nước này không liên quan đến vụ sát hại Đại sứ Nga Andrey Karlov tại Thổ Nhĩ Kỳ và cho rằng còn quá sớm để đưa ra kết luận về động cơ gây án.

"Trong cuộc trao đổi với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ đã bày tỏ quan ngại trước những phát ngôn ở Ankara rằng Mỹ tham gia hoặc hỗ trợ vụ ám sát tàn bạo này do ông Fethullah Gulen sống tại Mỹ" - ông Kirby nói.

Theo ông Kirby, những cáo buộc này là "hoàn toàn bịa đặt và vô căn cứ". Ông Kirby lưu ý rằng khi cuộc điều tra chưa hoàn tất thì còn quá sớm để nói về động cơ vụ sát hại Đại sứ Nga.

Ngay sau vụ ám sát, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng tuyên bố đây là “vụ giết người hèn nhát” và là một sự khiêu khích, nhằm mục đích để phá vỡ giải pháp hòa bình ở Syria cũng như mối quan hệ đang ấm lên giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù không trực tiếp nhắc tới nhưng Tổng thống Nga rõ ràng không trách móc Ankara mà đang ám chỉ về một thế lực thứ 3 xen vào giữa mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga quyết trả đòn thù vụ ám sát Đại sứ.
Nga quyết trả đòn thù vụ ám sát Đại sứ.

Trong một đoạn viết trên Twitter, Thị trưởng Ankara Melih Gökçek ám chỉ kẻ tấn công có liên quan đến phong trào Gulen. Theo ông, câu khẩu hiệu nhắc đến Aleppo chỉ là để đánh lạc hướng dư luận.

Bên cạnh đó, nghị sĩ Nga Frantz Klintsevich còn cho rằng vụ việc "có nhiều khả năng được tình báo NATO chống lưng". Một nghị sĩ khác, ông Alexei Pushkov, đổ lỗi cho "kích động chính trị và truyền thông" của những kẻ thù nước Nga, đồng thời lên án vụ ám sát là “cuộc chiến âm thầm chống lại đất nước này”.

Quá nhiều kịch bản được đặt ra và phần nhiều dành cho phương Tây, Mỹ đứng sau vụ ám sát này. Khi nước Mỹ càng lên tiếng phủ định, dư luận thế giới càng đặt nghi vấn nhiều hơn. Và trong thời khắc đó, Al-Nursa lên tiếng, phá vỡ tan mọi nghi ngờ và các kịch bản mâu thuẫn ngoại giao.

Theo nguồn tin quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ, vụ giết hại được thực hiện rất chuyên nghiệp và đây không phải là “công việc của một người”. Hiện nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 7 người được cho là có liên quan đến vụ án mạng nghiêm trọng này.

Tới nay, nhóm điều tra tác chiến gồm 18 người của Nga đã có mặt tại Ankara để điều tra vụ việc.

Việc một cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã hoạt động trong lĩnh vực cảnh sát chống bạo động 2,5 năm với 22 tuổi đời dễ dàng lọt qua các hàng rào an ninh bảo vệ để núp sau lưng vị Đại sứ đợi thời cơ ra tay ám sát đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc đảm bảo tính mạng của các quan chức ngoại giao cấp cao.

Sát nhân ở cùng người biết nói tiếng Kurd

Sát nhân Melvut Mert Altintas lớn lên ở một thị trấn nhỏ Soke, tỉnh Aydin, bên bờ biển Aegean (Thổ Nhĩ Kỳ) và sống xa nhà sau khi gia nhập lực lượng cảnh sát chống bạo động ở Ankara. Đây là khu vực có những người theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu.

Sau khi rời gia đình và tham gia vào lực lượng cảnh sát Ankara, y chuyển đến sống ở một khu chung cư nằm trên một cửa hàng bán xe đạp trẻ em ở Demetevler, khu ngoại ô toàn dân lao động ở thủ đô. Nhưng Altintas đã không ở đây lâu. Theo hàng xóm và anh trai của người chủ cho Altintas thuê nhà, nam cảnh sát trẻ này đã chuyển đi ngay sau khi cuộc đảo chính gây chấn động Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7 thất bại và bán hết tất cả tài sản.

Nơi y sinh sống tiếp theo là một căn hộ nằm trong ngõ cụt ở khu ngoại ô nghèo đông đúc phía bắc Keçiören. Giống như Söke, đây là nơi nổi tiếng với chủ nghĩa dân tộc.

Những người hàng xóm xác nhận rằng Altintas ở chung nhà với một người bạn là luật sư cũng là chủ nhà và người này cũng đã bị bắt. Người luật sư này xuất thân từ vùng đông nam, địa bàn mà đa phần người Kurd sinh sống. Adnan Şeker, một người nghỉ hưu 52 tuổi sống gần nơi Altintas và người luật sư ở cho hay: "Thi thoảng khi anh ta gọi điện, tôi nghe anh ta nói tiếng Kurd".

Hôm 14/12, Altintas thuê một phòng khách sạn gần trung tâm triển lãm và hai ngày sau tới đó. Y mặc bộ vest đen, đeo phù hiệu cảnh sát.

Lực lượng cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Haberler.
Lực lượng cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Haberler.

Timur Özkan, điều phối viên của cuộc triển lãm, kể rằng: "Anh ta tham gia cuộc triển lãm và ít lâu sau rời đi", ông Özkan kể. "Tất nhiên không ai nghi ngờ gì. Chúng tôi đoán rằng có thể anh ta nhầm lẫn về ngày diễn ra cuộc triển lãm mà mình đã lên kế hoạch tấn công hoặc anh ta chỉ đang thám thính".

Sáng 19/12, Melvut Mert Altintas ngồi trong khách sạn, gọi cho đơn vị cảnh sát chống bạo động mà y đã làm việc và báo nghỉ ốm.

Sau đó, y cạo râu, mặc sơmi trắng, vest đen và thắt cà vạt chỉnh tề, tới trung tâm triển lãm ảnh. Altintas trình thẻ cảnh sát để vào bên trong Trung Tâm Nghệ thuật Đương đại mà không cần đi qua máy dò kim loại ở cửa ra vào.

Ít phút sau, trong khi vị Đại sứ Nga phát biểu về buổi triển lãm, tay súng đi lòng vòng ra chiều quan sát các bức ảnh cho tới khi Đại sứ Karlov phát biểu gần xong, y đột ngột rút súng ra và bắn vào ông từ phía sau.

Hiện mẹ và chị gái của Altintas đã bị bắt để thẩm vấn. Mẹ của tên sát nhân rất ngạc nhiên vì con trai của mình đã thực hiện một vụ giết người.

"Mẹ cậu ta rất sốc", một người hàng xóm kể lại. "Bà ấy bảo: Sao con trai tôi lại làm một việc như thế được?"

Bố mẹ của Altintas, ông bà Hamidiye và Israfil, hiện 50 tuổi, đều từng làm việc trong một nhà máy dệt trước khi nghỉ hưu.

Mẹ và chị gái của hung thủ bị bắt.
Mẹ và chị gái của hung thủ bị bắt.

Lực lượng Cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ (Çevik Kuvvet) mà Altintasđang phục vụ là lực lượng phản ứng nhanh, có nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng và kiểm soát các đám đông biểu tình. Đây được coi là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên quá trình tuyển mộ lại không quá khắt khe, theo trang Mulakatsorulari.

Để được lựa chọn vào lực lượng này, ứng viên phải vượt qua được các bài kiểm tra thể lực cùng các điều kiện tối thiểu khác. Nam giới không quá 35 tuổi và cao trên 1,68 m, trong khi chỉ tiêu này ở nữ giới là dưới 30 tuổi và trên 1,65 m.

Ứng viên phải tốt nghiệp Học viện cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ và trải qua khóa đào tạo chống bạo động, hoặc đang phục vụ trong lực lượng cảnh sát với thời gian không quá 3 năm. Một tiêu chuẩn quan trọng để trở thành sĩ quan chống bạo động là không dị ứng với các loại hơi cay, do đây là trang bị quan trọng của lực lượng này.

Sau khi được chấp nhận, ứng viên sẽ trải nhiều bài huấn luyện nghiệp vụ, trong đó chủ yếu là bảo vệ an ninh và giải tán đám đông quá khích. Họ được trang bị nhiều loại vũ khí phi sát thương như súng FN 303, xe bọc thép Otokar Akrep và xe vòi rồng TOMA.

Thời gian phục vụ tối đa trong Çevik Kuvvet là 3 năm. Tuy nhiên, sĩ quan có thể kéo dài thời hạn tới 6 năm, nếu họ đảm nhận các nhiệm vụ chuyên môn như điều khiển xe TOMA.

Việc một sĩ quan cảnh sát chống bạo động như Altıntas có thể tiếp cận và nổ súng ám sát đại sứ Nga đã làm dấy lên những quan ngại về an ninh trong lực lượng hành pháp Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã phát động chiến dịch thanh trừng quy mô lớn đối với lực lượng cảnh sát và quân đội, nhưng chủ yếu nhắm vào các nhóm chống đối Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, chứ không phải các phần tử có tư tưởng cực đoan.

Video: Hung thủ đi loanh quanh và rút súng bắn Đại sứ Nga

Theo Đông Phong

Đất Việt