1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

8 lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất thế giới

(Dân trí) - Quy tụ những binh sĩ được chọn lựa kỹ lưỡng với khả năng ứng phó tuyệt vời trong các tình huống khẩn cấp, lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ là những đơn vị tác chiến được đào tạo bài bản nhất và khó đối phó nhất mà bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền tự hào.

Các thành viên của lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ đều phải trải qua quá trình huấn luyện khắt khe và chuyên nghiệp để có thể trang bị những kỹ năng tốt nhất trong việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Họ có đủ dũng cảm để tới những nơi mà các binh sĩ khác không dám tới, đương đầu với những mối đe dọa tiềm tàng, xử lý các mục tiêu chiến lược và thực hiện các sứ mệnh giải cứu nguy hiểm.

Dựa trên một số tiêu chí, Business Insider đã xếp hạng 8 lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất hiện nay.

1. Đội đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ

Được thành lập từ năm 1962, lực lượng đặc nhiệm SEAL được đánh giá là đội quân tinh nhuệ nhất thế giới với khả năng tác chiến trên nhiều loại địa hình. Để trở thành thành viên của lực lượng này, các binh sĩ phải qua khâu tuyển chọn gắt gao và trải qua nhiều năm huấn luyện. Lực lượng SEAL đã được “thử lửa” qua nhiều chiến dịch tại Mỹ, trong đó có vụ khủng bố ngày 11/9/2001. (Ảnh: Reuters)
Được thành lập từ năm 1962, lực lượng đặc nhiệm SEAL được đánh giá là đội quân tinh nhuệ nhất thế giới với khả năng tác chiến trên nhiều loại địa hình. Để trở thành thành viên của lực lượng này, các binh sĩ phải qua khâu tuyển chọn gắt gao và trải qua nhiều năm huấn luyện. Lực lượng SEAL đã được “thử lửa” qua nhiều chiến dịch tại Mỹ, trong đó có vụ khủng bố ngày 11/9/2001. (Ảnh: Reuters)

2. Đội đặc nhiệm Hải quân Anh (SBS)

Lực lượng SBS được đánh giá ngang với lực lượng SEAL của Mỹ về độ tinh nhuệ. Quá trình tuyển chọn thành viên của SBS trải qua nhiều bước với những thử thách khắc nghiệt như kiểm tra sức bền, huấn luyện trong rừng nhiệt đới Belize, trải qua khóa đào tạo tác chiến “sống còn”. Mỗi ứng viên chỉ được trao 2 cơ hội để vượt qua thử thách. (Ảnh: Youtube)
Lực lượng SBS được đánh giá ngang với lực lượng SEAL của Mỹ về độ tinh nhuệ. Quá trình tuyển chọn thành viên của SBS trải qua nhiều bước với những thử thách khắc nghiệt như kiểm tra sức bền, huấn luyện trong rừng nhiệt đới Belize, trải qua khóa đào tạo tác chiến “sống còn”. Mỗi ứng viên chỉ được trao 2 cơ hội để vượt qua thử thách. (Ảnh: Youtube)

3. Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS)

Tương tự SBS, lực lượng SAS cũng là niềm tự hào của quân đội Anh với khẩu hiệu “Ai dám thắng?”. Khi được hỏi về vai trò của SAS trong cuộc chiến tại Iraq, tướng Mỹ Stanley McChrystal khẳng định: “Vai trò then chốt. Sẽ không thể làm gì nếu không có họ”. (Ảnh: Telegraph)
Tương tự SBS, lực lượng SAS cũng là niềm tự hào của quân đội Anh với khẩu hiệu “Ai dám thắng?”. Khi được hỏi về vai trò của SAS trong cuộc chiến tại Iraq, tướng Mỹ Stanley McChrystal khẳng định: “Vai trò then chốt. Sẽ không thể làm gì nếu không có họ”. (Ảnh: Telegraph)

4. Lực lượng Sayeret Matkal của Israel

Nhiệm vụ chủ yếu của Sayeret Matkal là thu thập thông tin tình báo và hoạt động sâu trong lòng địch. Trong quá trình tuyển chọn tân binh, mỗi ứng viên phải trải qua những bài tập huấn luyện khắc nghiệt dưới sự giám sát của các bác sĩ và chuyên gia tâm lý học. Sau cùng, chỉ có người xuất sắc nhất mới được giữ lại. (Ảnh: BI)
Nhiệm vụ chủ yếu của Sayeret Matkal là thu thập thông tin tình báo và hoạt động sâu trong lòng địch. Trong quá trình tuyển chọn tân binh, mỗi ứng viên phải trải qua những bài tập huấn luyện khắc nghiệt dưới sự giám sát của các bác sĩ và chuyên gia tâm lý học. Sau cùng, chỉ có người xuất sắc nhất mới được giữ lại. (Ảnh: BI)

5. Đội can thiệp hiến binh quốc gia Pháp (GIGN)

Lực lượng GIGN gồm 200 thành viên tinh nhuệ được đào tạo đặc biệt để ứng phó với các tình huống giải cứu con tin. Kể từ sau khi được thành lập vào năm 1973 đến nay, GIGN đã giải cứu được hơn 600 con tin. Do yêu cầu về bảo mật nên Pháp cấm công khai ảnh chụp mặt của các thành viên GIGN và các thành viên của lực lượng này thường che mặt khi thực hiện nhiệm vụ. (Ảnh: Youtube)
Lực lượng GIGN gồm 200 thành viên tinh nhuệ được đào tạo đặc biệt để ứng phó với các tình huống giải cứu con tin. Kể từ sau khi được thành lập vào năm 1973 đến nay, GIGN đã giải cứu được hơn 600 con tin. Do yêu cầu về bảo mật nên Pháp cấm công khai ảnh chụp mặt của các thành viên GIGN và các thành viên của lực lượng này thường che mặt khi thực hiện nhiệm vụ. (Ảnh: Youtube)

6. Đội đặc nhiệm Alpha của Nga

Đây là một trong những lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng nhất thế giới và trực thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Đội đặc nhiệm Alpha chuyên thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm như chống khủng bố, giải cứu con tin, xử lý bạo loạn,… (Ảnh: RT)
Đây là một trong những lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng nhất thế giới và trực thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Đội đặc nhiệm Alpha chuyên thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm như chống khủng bố, giải cứu con tin, xử lý bạo loạn,… (Ảnh: RT)

7. Đội đặc nhiệm Hải quân Tây Ban Nha (UOE)

Được thành lập từ năm 1952, UOE là một trong những lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất châu Âu. Để được tuyển chọn vào đội đặc nhiệm Tây Ban Nha, các ứng viên phải trải qua quá trình tuyển chọn gắt gao với tỷ lệ thất bại của các ứng viên lên tới 70-80%. (Ảnh: Reuters)
Được thành lập từ năm 1952, UOE là một trong những lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất châu Âu. Để được tuyển chọn vào đội đặc nhiệm Tây Ban Nha, các ứng viên phải trải qua quá trình tuyển chọn gắt gao với tỷ lệ thất bại của các ứng viên lên tới 70-80%. (Ảnh: Reuters)

8. Đội đặc nhiệm Pakistan (SSG)

SSG còn được gọi với biệt danh “Cò đen” bởi chiếc mũ đặc biệt của đội đặc nhiệm này. Một trong những bài tập huấn luyện mà các thành viên của SSG phải hoàn thành là hành quân trên quãng đường gần 60 km trong 12 giờ và chạy 8 km trong vòng 50 phút. (Ảnh: Reuters)
SSG còn được gọi với biệt danh “Cò đen” bởi chiếc mũ đặc biệt của đội đặc nhiệm này. Một trong những bài tập huấn luyện mà các thành viên của SSG phải hoàn thành là hành quân trên quãng đường gần 60 km trong 12 giờ và chạy 8 km trong vòng 50 phút. (Ảnh: Reuters)

Thành Đạt

Theo BI