8 điểm tạo nên sức nóng của Đối thoại Shangri-La 2014
(Dân trí) - Diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực ngày càng leo thang do các tranh chấp chủ quyền và các tranh giành địa chính trị tại châu Á-Thái Bình Dương, Đối thoại Shangri-La 13 đã chứng kiến các cuộc tranh luận nảy lửa nhất kể từ khi hội nghị được tổ chức năm 2002.
1. Nhật Bản muốn vai trò lớn hơn trong khu vực
Trong bài phát biểu, ông Abe cũng nhấn mạnh sự cần thiết nhằm tôn trọng luật pháp hàng hải quốc tế.
Mặc dù ông Abe không nhắc đích danh một quốc gia nào, nhưng không có mấy nghi ngờ rằng bài phát biểu của Thủ tướng Nhật nhằm vào Trung Quốc, vì ông liên tục sử dụng ngôn từ mà Tokyo thường dùng để chỉ trích hành động của Bắc Kinh trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Bộ trưởng Hagel cũng tái khẳng định cam kết của Washington đối với khu vực, nói rằng "sự cân bằng chiến lược tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là có thật".
Trong ngày cuối cùng của Đối thoại Shangri-La, Trung tướng Vương Quán Trung, phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã đáp trả Nhật Bản và Mỹ, chỉ trích hai đồng minh về "các hành động khiêu khích" chống lại Trung Quốc.
Trong một sự thay đổi bất ngờ từ bài phát biểu được chuẩn bị trước, ông Vương đã cáo buộc Thủ tướng Abe và Bộ trưởng Hagel "kết đôi" để chống lại Trung Quốc, chỉ trích họ về việc sử dụng các bài phát biểu để tấn công Bắc Kinh. Các bình luận của họ là "không thể chấp nhận được", "khiêu khích" và đi ngược với tinh thần lâu nay, ông Vương nói.
Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc đã trở thành một chủ đề "nóng" tại Shangri-La năm nay.
Căng thẳng trên Biển Đông đã leo thang sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép một giàn khoan dầu trong vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng trước. Mới đây nhất, các tàu Trung Quốc còn đâm chìm một tàu cá Việt Nam trong khu vực.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh cho hay việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là giải pháp cuối cùng và Hà Nội ưu tiên giải quyết vấn đề thông qua đối thoại.
Trong khi đó, bà Phó Oánh, cựu thứ trưởng ngoại giao và hiện là chủ tịch ủy ban đối ngoại quốc hội Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh và Hà Nội phải tìm giải pháp ngoại giao và rằng Washington không nên can thiệp vào vấn đề này.
Thái Lan, hiện đang được lãnh đạo bởi một chính phủ quân sự sau cuộc đảo chính không đổ máu hồi tháng trước, cũng trở thành một chủ đề nóng tại hội nghị. Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã hối thúc các lãnh đạo đảo chính thả những người bị bắt giữ, đảm bảo quyền dân chủ và kêu gọi sớm bầu cử.
6. Bầu không khí căng thẳng
Trước kia, một vấn đề nóng chứa đựng các bất đồng thường được đề cập một cách ôn hòa thì năm nay các đại biểu không ngần ngại nói thẳng quan điểm của mình. Tiêu biểu là Trung tướng Vương Quán Trung, người dẫn đầu phái đoàn của quân đội Trung Quốc, đã miêu tả phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Hagel là "đầy hăm họa và đe dọa".
Cho tới nay, một số quốc gia trong khu vực như Singapore và Indonesia đã công khai ủng hộ động thái của Nhật, trong khi các quốc gia thành viên khác của ASEAN như Malaysia, Campuchia đều chưa lên tiếng.
Bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nói với các đại biểu tại phiên bế mạc hội nghị rằng đây là một vấn đề mà khu vực vẫn đang gặp khó khăn.
Có một đề xuất là cần điều chỉnh các khách mời phát biểu để Trung Quốc có thể trình bày trước tiên, hoặc tốt hơn là mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm diễn giả chính của hội nghị năm mới.
An Bình
Tổng hợp