1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

5 căn cứ quân sự bí hiểm nhất thế giới

(Dân trí) - Những căn cứ quân sự tối mật, những siêu vũ khí tưởng chừng chỉ tồn tại trong phim viễn tưởng, song thực tế rất nhiều căn cứ như vậy đang tồn tại khắp thế giới.


(Ảnh: CCO)

(Ảnh: CCO)

Vùng 51

Vùng 51 được biết đến là một trong những căn cứ quân sự bí ẩn nhất thế giới. Đây là một căn cứ không quân ở Nevada của Mỹ gắn liền với những câu chuyện thêu dệt về người ngoài hành tinh và những chương trình bí mật của chính phủ Mỹ.

Năm 2013, CIA lần đầu thừa nhận vị trí chính xác của Vùng 51 tại bang Nevada, gần Groom Lake, trong một loạt tài liệu được công bố theo yêu cầu của Đạo luật Tự do Thông tin. Các tài liệu này mô tả việc căn cứ này được các phi công của quân đội Mỹ sử dụng trong Thế chiến II làm khu tập bắn.

Đến nay, mục đích thực sự của Vùng 51 vẫn là một câu hỏi lớn.

Căn cứ hải quân Vịnh Guantanamo


(Ảnh: AFP)

(Ảnh: AFP)

Căn cứ hải quân Vịnh Guantanamo ở Cuba được coi là căn cứ lâu đời nhất của Mỹ đóng tại nước ngoài. Nơi đây còn gây tranh cãi bởi bị nghi là nhà tù giam giữ các nghi phạm khủng bố, tù binh chiến tranh mà Mỹ bắt được trong các chiến dịch trên toàn thế giới.

Ước tính có khoảng gần 10.000 binh sĩ và lính thủy đánh bộ của Mỹ đóng tại đây, và có thể cho lưu trú 50 tàu chiến.

Căn cứ hải quân Yulin


Căn cứ hải quân Yulin của Trung Quốc (Ảnh: Military)

Căn cứ hải quân Yulin của Trung Quốc (Ảnh: Military)

Nằm ở phía nam đảo Hải Nam, căn cứ hải quân Yulin của Trung Quốc chỉ được biết đến cách đây khoảng 1 thập niên khi một số cơ quan tình báo phát hiện các hoạt động xây dựng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại đây. Căn cứ này được cho là một mắt xích quan trọng trong năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc và có thể đồn trú tới 20 tàu ngầm hạt nhân.

Tổ hợp Cheyenne


(Ảnh: CCO)

(Ảnh: CCO)

Được xây dựng hàng trăm mét dưới lớp đá granite, tổ hợp quân sự Cheyenne (bang Colorado của Mỹ) có thể tránh được tác động của các trận động đất và các vụ nổ nhờ vào một hệ thống phức tạp, dựa trên các kết cấu chắc chắn.

Trước kia, căn cứ này được sử dụng làm trung tâm của Bộ chỉ huy Không gian Mỹ và NORAD cho tới khi hai cơ quan này chuyển đến Căn cứ Không quân Peterson vào năm 2008 và hiện được sử dụng làm trung tâm chỉ huy dự phòng.

Olavsvern


(Ảnh: AFP)

(Ảnh: AFP)

Đây vốn là căn cứ hải quân của Hoàng gia Na Uy được đào sâu vào trong núi. Nơi này từng là nơi đồn trú cho các tàu ngầm của Mỹ làm nhiệm vụ tuần tra Đại Tây Dương trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Bến tàu ngầm khổng lồ nối với biển qua một đường hầm nhưng đường hầm này đã bị đóng cửa năm 2009 và bán lại cho một chủ tư nhân vào năm 2011.

Minh Phương

Theo Sputnik