1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

2015 - Năm “đen tối” trong cuộc chiến chống khủng bố của Pháp

Nước Pháp đã trải qua một năm “đen tối” khi hàng loạt các vụ khủng bố xảy ra ở quốc gia hình lục lăng này. Từ vụ tấn công vào tòa soạn Báo Charlie Hebdo hồi tháng 1-2015 khiến 17 người thiệt mạng cho đến một loạt vụ tấn công ở thủ đô Paris vào thứ 6 ngày 13 đen tối (13-11) vừa qua, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người dân vô tội.

Từ thảm kịch tới thảm kịch

Đầu năm 2015, khi thế giới vừa bước vào năm mới được đúng một tuần, ngày 7-1, nước Pháp đã chấn động bởi các vụ tấn công nhằm vào tòa soạn Báo Charlie Hebdo và trung tâm thương mại ở ngay giữa lòng thủ đô Paris, làm ít nhất 17 người chết, nhiều người khác bị thương. Ngay sau đó, cảnh sát cũng ngăn chặn nhiều vụ tấn công khác và phá vỡ nhiều âm mưu khủng bố.

2015 - Năm “đen tối” trong cuộc chiến chống khủng bố của Pháp - 1

Lực lượng cứu hộ đưa nạn nhân đi cấp cứu sau vụ tấn công nhằm vào Nhà hát Bataclan tối 13-11. (Ảnh: EAP)

Nguyên nhân dẫn tới vụ tấn công trên được các nhà điều tra và báo chí Pháp tiết lộ là do tờ báo này đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh chế nhạo nhà tiên tri Mohammed, khiến không ít người Hồi giáo nổi giận. Nhiều người Hồi giáo coi hình vẽ nhà tiên tri của đạo này là một sự báng bổ.

Gần 6 tháng sau vụ khủng bố tấn công tòa soạn Báo Charlie Hebdo, nước Pháp lại chấn động bởi vụ tấn công mới đã được xác định là một vụ khủng bố nhằm vào một nhà máy ở thị trấn Saint-Quentin-Fallavier, cách thành phố Lion 30km về phía đông nam.

Một hoặc nhiều hơn những kẻ tình nghi đã lái xe đột nhập vào bên trong và cho nổ một số bồn chứa ga tại đây. Vụ tấn công làm một người chết và 2 người khác bị thương. Cảnh sát đã phát hiện một xác chết không đầu ở gần nhà máy này. Cảnh sát sau đó đã xác định được danh tính của một trong những đối tượng gây ra vụ tấn công trên. Đó là tên Yacine Salhi, 35 tuổi. Tên này từng bị điều tra cách đây 9 năm liên quan đến vấn đề cực đoan và được cho là có liên kết với phong trào Hồi giáo Salafist.

Ngày 21-8, trên chuyến tàu cao tốc Thalys từ Amsterdam (Hà Lan) tới Paris (Pháp), khi qua lãnh thổ nước Bỉ, hai binh sĩ Mỹ đang nghỉ phép may mắn phát hiện âm mưu tấn công của một phần tử Hồi giáo và kịp thời trấn áp. Tay súng đang nạp đạn cho khẩu súng trường tự động trong nhà vệ sinh, chuẩn bị thực hiện vụ thảm sát thì bị hai binh sĩ ập vào khống chế. Nghi phạm bắn trả bằng một khẩu súng ngắn làm bị thương một người cùng ba hành khách.

Tàu buộc phải chuyển hướng sang thị trấn Arat, cách thủ đô Paris khoảng 185km. Nghi phạm người Ma-rốc được xác định là Ayoub El Khazzani, 25 tuổi, từng bị Chính phủ Tây Ban Nha đưa vào danh sách khủng bố cần theo dõi và từng sang Syria. Vụ trấn áp khủng bố trong gang tấc trên chuyến tàu cao tốc Amsterdam - Paris một lần nữa khiến thế giới e ngại về hiểm họa khủng bố ngày càng gia tăng trên các phương tiện công cộng.

Cuối tháng 10, Hakim Marnissi, 25 tuổi, đã bị bắt ở thành phố Tulon và bị theo dõi chặt chẽ sau khi cảnh sát phát hiện thanh niên này tiếp xúc với các phần tử thánh chiến người Pháp ở Syria để lên kế hoạch tấn công vào căn cứ hải quân của Pháp ở Toulon.

Đúng thứ 6 ngày 13 (13-11), hàng trăm người đã thiệt mạng và bị thương sau một loạt vụ tấn công liên hoàn diễn ra tại thủ đô Paris. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ban bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên giới, kiểm soát giao thông và triển khai quân đội để ngăn ngừa những vụ tấn công mới. 

Đạo luật Vigipirate

Theo Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve, có khoảng 1.800 người Pháp hoặc định cư tại Pháp có mối liên hệ với khủng bố. Trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Libération ngày 12-11 vừa qua, ông Bernard cho biết, trong số 1.800 người trên, cảnh sát đã xác định có 571 người đã tham gia vào các nhóm khủng bố ở Syria và Iraq.

Nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố, từ năm 2014, Quốc hội Pháp đã thông qua một đạo luật chống khủng bố mới có tên là “Vigipirate”. Đạo luật mới này được xây dựng nhằm cho phép các cơ quan an ninh Pháp có thêm công cụ pháp lý và các biện pháp mới nhằm ngăn ngừa, chống lại tình trạng thanh niên Pháp bị các tổ chức khủng bố và Hồi giáo cực đoan dụ dỗ, trốn ra bên ngoài tới các khu vực bất ổn để chiến đấu.

Đồng thời, đạo luật nhằm chống lại sự biến tướng của hoạt động khủng bố: Thu hút và sử dụng công dân của chính các nước mục tiêu ra bên ngoài để huấn luyện, rồi tung trở lại các quốc gia này để thực hiện các âm mưu khủng bố.

Luật mới này cũng tạo ra các công cụ pháp lý cho phép lực lượng an ninh Pháp giám sát và ngăn chặn việc truyền bá các ấn phẩm có nội dung kích động khủng bố, trong đó có cả các biện pháp hành chính nhằm ngăn chặn việc truyền bá thông qua đường internet. Ngoài ra, luật cũng cho phép ngành tư pháp và các cơ quan an ninh, cảnh sát của Pháp trang bị những phương tiện pháp lý trong việc điều tra các mối đe dọa tới an ninh của Pháp.

Báo Thế giới (Pháp) cho biết, hiện Chính phủ nước này rất lo ngại và đặt ưu tiên an ninh, chống khủng bố tại Pháp lên cao. Điều này xuất phát từ việc Pháp tham gia chiến dịch chống khủng bố ở Bắc Phi từ năm 2013 và hiện nay lại tiếp tục gửi quân tham gia chiến dịch chống tổ chức IS ở khu vực Bắc Iraq và Syria. Một số nguồn tin còn cho rằng, hiện người Pháp đang đứng thứ hai sau người Mỹ trong các mối đe dọa tấn công trả đũa của các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan trên thế giới.

Theo Bình Nguyên

Quân đội Nhân dân

2015 - Năm “đen tối” trong cuộc chiến chống khủng bố của Pháp - 2

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm