1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

20 sự thật về Albert Einstein (2)

(Dân trí) - Năm 1905 là năm tuyệt vời nhất trong sự nghiệp làm khoa học của Albert Einstein. Tuy chỉ xin được làm chân giám định viên hạng ba ở một văn phòng cấp bằng sáng chế, nhưng chính thời gian đó, ông lại cho ra đời 4 bài báo lật ngược lại những lý thuyết vật lý của nhân loại lúc bấy giờ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 8. Năm tuyệt vời nhất đối với Einstein?

 

20 sự thật về Albert Einstein (2) - 1

Bản viết tay công trình nghiên cứu của Einstein năm 1905.

Năm 1905, Einstein tốt nghiệp đại học, nhưng ông không làm thế nào để luận văn tiến sỹ của mình được chấp nhận và cũng không xin đi dạy được. Vì vậy ông đã làm việc sáu ngày một tuần tại một văn phòng cấp bằng sáng chế của Thuỵ Sỹ với chức vụ giám định viên hạng ba. Trong suốt thời gian rảnh ở đây, ông đã cho ra đời 4 bài báo lật ngược lại một số lý thuyết vật lý. Bài đầu tiên cho thấy ánh sáng có thể nhận biết như phân tử hoặc sóng. Bài thứ hai chứng minh sự tồn tại của nguyên tử và phân tử. Bài thứ ba là về thuyết tương đối riêng, cho biết không có cái gọi là thời gian hay không gian tuyệt đối. Và bài cuối cùng ông chú ý tới sự cân bằng giữa năng lượng và khối lượng, được biểu thị bằng phương trình nổi tiếng: E=mc2.

 

9. Đời sống riêng của Einstein lúc đó ra sao?

20 sự thật về Albert Einstein (2) - 2

Albert Einstein đưa con gái Margot, và Dimitri Marianoff' tới phòng đăng ký kết hôn.

Giúp ông kiểm tra lại các phép toán là một cô gái người Serbia, có khuôn mặt buồn rầu, Mileva Mari. Mari là cô gái duy nhất trong lớp học vật lý của ông ở trường đại học. Họ đã yêu nhau say đắm và có một đứa con gái khi chưa kết hôn. Chính vì vậy, ông đã phải chấp nhận cho con đi làm con nuôi khi chưa nhìn thấy mặt con. Khi đã kết hôn, họ có thêm hai con trai nữa. Nhưng cuối cùng, mối quan hệ của họ lại tan vỡ. Einstein muốn ly dị, và đưa ra đề nghị: Ông biết một trong những công trình xuất bản trên báo năm 1905 sẽ giành được giải Nobel, và nếu Mari đồng ý cho ông ly dị, ông sẽ cho cô tất cả số tiền thưởng đó. Mari suy nghĩ trong một tuần và chấp nhận đề nghị. Nhưng do các học thuyết của Einstein quá cấp tiến nên mãi đến năm 1922 ông mới được trao giải và Mari mới nhận được số tiền cho cuộc ly hôn với chồng.

 

10.  Mileva Mari có đáng được thưởng với tư cách là một cộng tác?

20 sự thật về Albert Einstein (2) - 3

Einstein cùng vợ Mari và con trai.

Mari đã giúp Einstein trong toán học. Bà đã kiên nhẫn chịu đựng Einstein, nhưng Einstein thậm chí còn phải kiên nhẫn chịu đựng nhiều hơn. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ thư từ và tuyên bố của họ sau này thì thấy tất cả các khái niệm đều là của Einstein. Song không thể coi thường khả năng vượt qua hầu hết mọi khó khăn mà một phụ nữ muốn trở thành một nhà vật lý như bà ở thời điểm đó phải đối mặt.  

 

11. Thuyết tương đối của Einstein được đón nhận như thế nào?

20 sự thật về Albert Einstein (2) - 4

Đầu tiên giới khoa học đều nghi ngờ về tính đúng đắn của thuyết tương đối rộng. Nhưng trong lần xảy ra hiện tượng nhật thực năm 1919, các nhà khoa học đã đo được ánh sáng phát ra từ những ngôi sao khi đi ngang qua gần mặt trời đã bị trọng lực của mặt trời uốn cong như thế nào. Đến lúc đó thuyết của Einstein mới được công nhận. Lần đầu tiên tờ New York Times giật dòng tít: “Tất cả ánh sáng đều bị uốn cong trên thiên đường/Giới khoa học ít nhiều đều tò mò về kết quả quan sát nhật thực/Thuyết của Einstein đã chiến thắng.” Einstein kể từ đó trở thành một siêu minh tinh trong giới khoa học, thần tượng của nhân loại và một trong những gương mặt nổi tiếng nhất hành tinh. Công chúng đua nhau nghiên cứu học thuyết của ông, đánh giá ông là một thiên tài và phong ông là một vị thánh sống.

12. Tại sao Einstein phải chờ rất lâu mới nhận được giải Nobel?

 

20 sự thật về Albert Einstein (2) - 5

Đầu tiên các bài báo năm 1905 của ông bị đánh giá là thất bại và không được chứng thực. Ông được đề cử cho giải Nobel lần đầu tiên là vào năm 1910. Người đề cử chính là Wilhelm Ostwald, người đoạt giải Nobel hoá học, và đã từ chối nhận Einstein vào làm việc chín năm về trước. Ostwald trích dẫn thuyết tương đối hẹp, nhưng hội đồng trao giải Nobel Thuỵ Điển lại băn khoăn về điều khoản trong di chúc của Alfred Nobel, đó là giải thưởng phải là “phát minh hoặc khám phá quan trọng nhất”. Có vẻ như thuyết tương đối của Einstein không hoàn toàn như vậy.

 

Nhưng kết quả quan sát nhật thực tháng 11/1919 đã khẳng định một số phần trong thuyết của Einstein. Và lẽ ra năm 1920 đã trở thành năm của Einstein. Nhưng nó đã bị chính trị can thiệp. Cho đến trước thời điểm này, Einstein không nhận được giải Nobel chỉ là xét về mặt khoa học: công trình của ông chỉ đơn thuần là lý thuyết, nó không phải là “phát hiện” ra định luật gì mới. Sau khi quan sát hiện tượng nhật thực, thì những lý lẽ phản bác lại ông lại nhuốm màu kỳ thị văn hoá và cá nhân, trong đó có cả chủ nghĩa bài Do Thái. Vì vậy giải Nobel 1920 đã rơi vào tay đối thủ của Einstein:  Charles-Edouard Guillaume.

 

Nhưng đến năm 1921, sự ủng hộ của công chúng đối với Einstein đã lớn mạnh đủ để ông có thể giành giải Nobel. Tuy nhiên, Uỷ ban trao giải Nobel vẫn chưa sẵn sàng. Cuối cùng, phải nhờ đến “phao cứu hộ”, Einstein mới có được giải Nobel. Phao cứu hộ đó chính là Carl Wilhelm Oseen, một nhà vật lý lý thuyết ở trường Đại học Uppsala, người có chân trong Uỷ ban trao giải thưởng Nobel vào năm 1922. Ông đã nhận ra rằng toàn bộ vấn đề thuyết tương đối gây ra rất nhiều tranh cãi, vì vậy tốt hơn là trao cho Einstein một giải khác. Và ông đã tích cực vận động để trao cho Einstein giải “phát hiện định luật hiệu ứng điện quang”. Từng chữ trong tên giải thưởng đã được tính toán rất kỹ. Như vậy, cuối cùng đề cử cho thuyết tương đối đã không được gì. Trên thực tế, giải thưởng cũng không phải là ghi nhận cho thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein, mặc dù đó là vấn đề then chốt trong các bài báo năm 1905 của ông. Nó không dành cho bất kỳ thuyết nào hết. Nó là cho “sự phát hiện của một định luật”.

 

Einstein là tác giả của giải Nobel năm 1921 “vì sự cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết và đặc biệt là vì phát hiện ra định luật hiệu ứng điện quang.” – Đó là những từ Uỷ ban trao giải dành cho ông. Như vậy Einstein chưa bao giờ giành được giải Nobel về thuyết tương đối hay trọng lực.

 

13. Các học thuyết của Einstein chi phối văn hoá như thế nào?

 

Trong gần ba thế kỷ, vũ trụ cơ học của Isaac Newton đã hình thành nền móng tâm lý cho Thời đại khai sáng (thời kỳ trong thế kỷ 18 ở châu Âu, khi người ta cho rằng chính lý trí và khoa học (chứ không phải tôn giáo) sẽ làm cho nhân loại tiến bộ) và trật tự xã hội. Và giờ xuất hiện cách nhìn mới về vũ trụ, trong đó thời gian và không gian phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Một cách không trực tiếp, thuyết tương đối của Einstein liên quan đến việc hình thành chủ nghĩa tương đối trong đạo đức, nghệ thuật và chính trị. Người ta ít tin vào tính tuyệt đối, không chỉ của thời gian, không gian, mà của cả sự thật và đạo đức. Những người có đầu óc tưởng tượng không theo khuôn phép như Picasso, Joyce, Freud, Stravinsky, Schoenberg bắt đầu bứt phá ra khỏi những quy ước thông thường. Bơm vào sự hoang mang này là quan điểm về vũ trụ, trong đó không gian, thời gian và đặc tính của các phần tử dường như phụ thuộc vào vị trí quan sát.

 

14. Einstein có phải là người theo chủ nghĩa tương đối về đạo đức?

 

20 sự thật về Albert Einstein (2) - 6

Nhiều người coi Einstein là một người theo chủ nghĩa tương đối. Trong số đó có cả những người muốn bày tỏ thái độ bài Do Thái của họ. Nhưng rõ ràng Einstein không phải là người như vậy. Tất cả những học thuyết của ông, kể cả thuyết tương đối, đều là đi tìm cái tuyệt đối và cái đúng đắn. Trên thực tế, ông đã xem xét đến việc đặt tên công trình của mình là “Thuyết bất biến” thay vì “Thuyết tương đối”, bởi nó dựa vào những điều bất biến và đúng đắn ẩn chứa bên trong. Sở dĩ, Einstein phủ định cơ học cổ điển là vì nó đưa ra giả thuyết là thực tại tồn tại dựa vào nhận thức của chúng ta về nó. Điều này đi ngược với quan điểm của ông, đó là thực tại tồn tại độc lập với khả năng nhận thức của con người.

 

* Còn tiếp

Nguyên Hạ

Theo Time

Dòng sự kiện: Einstein

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm