1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 984:

Xót xa trước bữa cơm đạm bạc của hai ông cháu nghèo khó

(Dân trí) – Tuổi già, lại bệnh tật đến nỗi phải nằm liệt giường, cụ ông Leo năm nay đã bước sáng cái tuổi 86 chỉ còn biết nương tựa vào đứa cháu ngoại mới chỉ học lớp 8 nhưng phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Đó là hoàn cảnh xót xa của hai ông cháu là cụ Nguyễn Leo (86 tuổi) và cháu Lê Thành Kiên ở xóm Tân Phúc, thôn Trực Đạo, xã Mỹ Trinh, huyện Phù mỹ, tỉnh Bình Định.

50 năm thầm lặng đưa thư

Ở xóm nghèo Tân Phúc, thôn Trực Đạo, xã Mỹ Trinh, người dân đã quá rõ cảnh ngộ rất đáng thương hai ông cháu là cụ Nguyễn Leo cùng đứa cháu ngoại đang học lớp 8 sống trong ngôi nhà sập xệ chẳng có gì đáng giá, ngoài chiếc giường gỗ mục nát.

Cụ Nguyễn Leo sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khi đất nước còn chiến tranh. Lớn lên khi bom đạn giày xéo quê hương, chàng thanh niên Nguyễn Leo tình nguyện gia nhập vào đội thông tin liên lạc của xã. Suốt mấy chục năm kháng chiến, từ chống Pháp đến chống Mỹ, ông vẫn âm thầm làm công việc thầm lặng phục vụ cho cách mạng.

Không biết khi tui chết đi cháu nó sẽ ra sao... ?

Không biết khi tui chết đi cháu nó sẽ ra sao... ?
Cụ Leo cho biết bữa cơm chiều của 2 ông cháu đ
Cụ Leo cho biết bữa cơm chiều của 2 ông cháu đó

Ngày đất nước giải phóng, cuộc sống yên bình trở lại. Dù chẳng sống được với đồng lương nhưng ông Leo vẫn gắn bó với nghề đưa thư. Thời gian qua đi, mọi thứ đã thay đổi nhiều nhưng người dân ở cái xóm nhỏ Tân Phúc vẫn quen với hình ảnh ông cụ với chiếc xe đạp cũ cứ sớm đi tối về đưa thư cho bà con.

Nói về những tháng ngày gian khổ của ông bạn cùng xóm, cụ Nguyễn Tư nay đã ngoài 90 tuổi tâm sự “Ngày đó chiến tranh ác liệt, thanh niên trong trai tráng trong làng còn phải trốn quân địch. Còn ông Leo tham gia vào đội liên lạc của xã phải hoạt động bí mật nên gian nan vô cùng. Có nhiều lần ông ấy bị địch nghi ngờ bắt và đánh đập nhưng không khai thác được gì đành phải thả, ông vẫn kiên trì hoạt động”.

Trao đổi với PV Dân trí, Chủ tịch UBND xã Mỹ Trinh - ông Nguyễn Đình Hùng, cho biết: “Những người cùng thời với ông Leo trong xã cũng chỉ còn lại vài người, việc xác minh ông Leo ngày trước tham gia cách mạng hay không là rất khó khăn vì công việc ấy chỉ trong nội bộ đơn vị mới biết. Thế hệ sau này như tôi chỉ biết ông Leo làm công việc đưa thư từ từ sau giải phóng năm 1975”.

Cuối đời họa vô đơn chí

Cụ Leo có tất cả 6 người con nhưng có đến 4 lần đau nỗi đau mất con. Nếu không phải vì sinh ra mất sớm thì cũng đau ốm bệnh tật rồi chết. Vợ ông vì đau buồn rồi cũng trở bệnh mà mất cách đây 10 năm. Bây giờ, cụ Leo còn lại 2 người con út đã lập gia đình nhưng vì có nỗi khổ, hoàn cảnh riêng nên chẳng người con nào có thể lo cho người cha già bước qua cái tuổi chiều tà.

Người con trai út lấy vợ ở xa quê nhà lại nghèo, chỉ ngày tết về thăm thăm cụ Leo vài ngày rồi lại vội đi lo làm ăn. Đứa con gái thì lấy chồng ở gần nhà nhưng gặp người chồng chẳng ra gì suốt ngày rượu chè say rồi đánh đập vợ con. Dù ở gần nhà mà có khi vài tháng mới dám qua thăm cụ.

Tưởng như ông trời cho ông khỏe mạnh chăm sóc đứa cháu ngoại ăn học nên người thì bệnh tuổi già khiến đôi chân không đi lại được. Ba năm trước đang đi đưa thư thì chân ông bỗng nhiên bị tê nhức, cứng khớp. Cứ tưởng chỉ là bị đau nhức khớp do tuổi già nghỉ ngơi vài hôm sẽ khỏi nhưng không ngờ cơn đau khiến ông liệt giường hẳn.

Chạy chữa không khỏi, từ đó đến nay cuộc sống của cụ Leo chỉ nằm một nơi trên chiếc giường gỗ đã cũ. Bữa cơm của hai ông cháu thật đạm bạc chỉ cơm trắng, nước mắm rẻ tiền, vài cọng rau ăn cho qua bữa.

Hiện tại, cụ Leo đang sống cùng với đứa cháu ngoại là Lê Thanh Kỳ đang học lớp 8 nhưng mồ côi cả cha và mẹ từ nhỏ. Ngoài số tiền 360.000 đồng tiền trợ cấp hàng tháng, bà con hàng xóm thấy thương tình khi cho nắm gạo, ít mắm muối khi bó rau để hai ông cháu sống qua ngày.

Trong ngôi nhà mái tôn, trống trước, hở sau cụ Leo buồn kể: “Có vậy mà ăn là quý lắm rồi đấy chú à! Thằng cu Kiên năm nay đã học lớp 8, nhưng nó đến trường được cũng nhờ bà con làng xóm người góp cái áo, cái quần, người cho sách, cho vở… chứ tôi thì hết cách rồi. Không biết khi tôi nhắm mắt nó sẽ ra sao đây…”. 
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 984: Cụ Nguyễn Leo và cháu Lê Thành Kiên (ở xóm Tân Phúc, thôn Trực Đạo, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định).

ĐT: 01654.779.811

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 

Đại Nguyễn -D.Công