Gia đình bỗng lâm vào hoàn cảnh quá bi đát, cậu học sinh nghèo nghĩ mình sẽ không thể gắng gượng nổi. Đã có lúc em nghĩ mình phải bỏ học giữa chừng nhưng đã kỳ cuối của thời học sinh cấp 3 nên em cố gắng vượt qua... Cậu học trò nghèo mà chúng tôi muốn nhắc đến là em Nguyễn Trung Nhật (SN 1997, học sinh lớp 12, Trường THPT Lê Viết Thuật, TP Vinh, Nghệ An).
Sóng gió cuộc đời bủa vây gia đình nghèo
Sóng gió bắt đầu ập đến gia đình của Nhật khi cách đây 2 năm người mẹ của em là bà Nguyễn Thị Kim Oanh (SN 1959) trong lúc đi làm phụ hồ đã bị ngã giàn giáo từ tầng thứ 3 của một công trình mình đang làm việc.
Cách đây 2 năm bà Nguyễn Thị Oanh bị ngã giàn giáo trong lúc đi phụ hồ, dù được cứu sống nhưng bà phải sống như người thực vật.
Dù được gia đình, người thân tận tình cứu chữa chăm sóc nhưng bà Oanh không thể đi lại được. Bà cũng không thể nói chuyện. Từ đó bà phải sống đời thực vật cho đến tận bây giờ. Mọi sinh hoạt cá nhân đều dựa hoàn toàn vào người thân chăm sóc.
“Ngày đó mẹ nói đi làm thêm vài công nữa, người chủ thầu sẽ cho ứng tiền, rồi sẽ mua cho em bộ quần áo mới cặp sách mới để vào học. Vậy mà đó cũng là những lời nói cuối cùng của mẹ mà em được nghe. Từ ngày bị tai nạn, mẹ không nói chuyện được, không hiểu người khác đang nói gì với mình. Mẹ cứ mở mắt nhìn vậy thôi. Đến bữa ăn cũng phải dùng ống bơm trực tiếp vào cơ thể để mẹ cố gắng níu kéo sự sống...”, nắm chặt bàn tay của mẹ Nhật nói trong nước mắt.
Bà không thể nghe thấy, nói chuyện, hay cử động được, mọi sinh hoạt đều do người thân chăm sóc
Tâm sự cùng PV, Nhật ước một lúc nào đó mẹ chỉ cần nói với em một từ thì cũng là đủ. "Hôm đó mẹ không cố đi làm thêm vài công thợ, cố kiếm thêm ít tiền để lo lắng cho em, thì có lẽ mẹ em đã không phải gặp tai nạn, không phải nằm liệt giường đến bây giờ. Giờ em chỉ mong mẹ nói một từ nào đó thì em cũng mãn nguyện rồi", Nhật nói trong nước mắt.
Từ ngày bà Oanh gặp tai nạn, mọi tài sản trong gia đình đều đã đội nón ra đi theo những lần đưa bà đi chữa trị. Cuộc sống của cả nhà, số tiền khổng lồ phải vay mượn để thuốc thang chăm sóc cho vợ đều do một mình ông Nguyễn Trung Thành lo lắng. Cũng từ lúc đó ông càng cố gắng làm việc nhiều hơn ngày thường. Thức khuya dậy sớm chăm sóc cho vợ, lo toan công việc trong nhà.
Mỗi khi tan giờ học Nhật lại cố đạp xe thật nhanh để trở về bên mẹ.
Nhật chăm sóc mẹ, cho mẹ ăn bằng cách thức phải dùng ống kim tiêm cỡ lớn đưa thẳng thức ăn vào hệ tiêu hóa của mẹ.
Đã có lúc Nhật xin bố nghỉ học để ở nhà chăm sóc cho mẹ và làm việc giúp bố. Nhưng ông kiên quyết không đồng ý: “Bố nói dù có thế nào em cũng phải học, phải có một nghề nghiệp ổn định. Em xin được nghỉ học thì bố không cho còn mắng em rất nặng lời. Giờ bố mẹ bị bệnh cả rồi, em cũng không biết phải xoay xở sao cả”, Nhật chia sẻ.
Nhưng sóng gió cuộc đời lại một lần nữa đổ ập xuống gia đình bất hạnh của cậu học sinh nghèo. Cách đây gần 1 tháng khi ra đồng phun thuốc trừ sâu cho lúa ông Thành bỗng dưng bị ngất xỉu. Ngay sau đó ông được đưa vào BVĐK Nghệ An cấp cứu. Tại đây các bác sĩ cho biết ông Thành bị tai biến mạch máu não.
Nhờ được sự tận tình cứu chữa của đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện ông Thành đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên ông vẫn bị liệt nửa người bên trái, không có cảm giác gì.
Ông Thành bị liệt nửa người sau vụ ngộ độc thuốc trừ sâu.
Tai họa lại một lần nữa giáng xuống gia đình bất hạnh khi ông Thành bị tai biến mạch máu não trong lúc ra đồng phun thuốc sâu cho lúa. Được cứu sống nhưng ông Thành cũng bị liệt mất một nửa người bên trái.
Thấy chúng tôi đến thăm, trên giường bệnh ông Thành khóc nghẹn: “Sao ông trời lại trút hết họa này đến cái họa khác lên gia đình tôi thế này. Hai vợ chồng tôi sống cũng như chết thì thằng Nhật nó sẽ phải sống tiếp ra sao nữa”, khuôn mặt người đàn ông giàn dụa nước mắt khi nghĩ về người con trai của mình đang sống trong cảnh thiếu thốn đủ bề.
Bác sĩ Lê Văn Bình người trực tiếp điều trị cho ông Thành cho biết: “Ngày ông Thành được đưa vào bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch, chúng tôi lập tức cứu chữa. Và sau 10 ngày điều trị ông đã qua cơn nguy kịch, tiến triển tốt hơn. Nhưng trường hợp bệnh nhân Thành cần phải điều trị lâu dài mới hy vọng khả năng hồi phục hoàn toàn. Thêm vào đó chi phí điều trị cũng rất tốn kém, cần có người chăm sóc thường xuyên giúp ông tập các bài tập vật lý trị liệu”.
Bác Sĩ Lê Văn Bình người trực tiếp điều trị cho ông Thành cho biết: "Tình trạng của ông phải điều trị kéo dài và chi phí rất tốn kém...".
Từ ngày bố đổ bệnh, Nhật phải thức dậy thật sớm vệ sinh cá nhân, cho mẹ ăn rồi tất tả chạy vào lo cho bố ở bệnh viện. Sau đó Nhật mới được đến trường để tiếp tục đi học. Trống vừa hết giờ Nhật lại vội vã trở về nhà bên mẹ và lại vào viện chăm sóc cho bố.
Có những lúc ngồi trên ghế nhà trường mà lòng Nhật như có lửa đốt vì không biết thời gian hiện tại bố mẹ ở nhà ra sao. “Những lúc đó em nghĩ mẹ đã ăn chưa, mẹ có đói bụng hay không, mẹ không nói được thì làm sao mà kêu người nhờ cho ăn. Rồi bố trong bệnh viện có xảy ra chuyện gì hay không, chỉ nghĩ vậy thôi em cũng không cầm nổi cây bút để viết nữa. Muốn bỏ học ở bên cạnh bố, mẹ thôi. Nhưng bố đã dặn rồi dù thế nào đi nữa cũng không được bỏ học … nên em vẫn sẽ cố gắng”, Nhật nói trong nước mắt.
Ông Thành vẫn đang rất nguy kịch trên giường bệnh.
Không biết rồi mai đây Nhật có còn tiếp tục gắng gượng được bao lâu nữa. Chia tay cậu học trò nghèo mà lòng tôi như quặn thắt lại dù không là anh em ruột rà, không là máu mủ... Chỉ mong qua bài viết này, phần nào sẻ chia với em, gia cảnh em sẽ giảm bớt những khó khăn, cầu mong em vững chí tiếp tục con đường học hành mà bố Nhật đã khuyên bảo. Chúc ông bà, chúc Nhật luôn nhận được nhiều niềm vui, nhiều chia sẻ trong lúc khó khăn này từ độc giả của báo Dân trí.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1751: Em Nguyễn Trung Nhật, số nhà 33, đường Văn Đông, khối Văn Trung, phường Hưng Dũng, TP.Vinh, Nghệ An. ĐT: 0919.559.737 - Anh Nguyễn Công Thành. 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487 Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 |
Nguyễn Duy