1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1726:

Xót xa cảnh sống "không lối thoát" của người đàn ông tật nguyền

(Dân trí) - Lê lết tấm thân tàn tật, nhiều bữa không có cái ăn, đã có lần anh muốn chết quách đi cho hết khổ, nhưng nhìn vào di ảnh người cha liệt sĩ, anh lại không thể. “Ánh mắt” người cha như ra lệnh, anh phải sống, phải chiến đấu đến cùng với số phận.

Chúng tôi đến thăm sau khi được mọi người kể cho nghe tình cảnh đáng thương của anh Bùi Xuân Dung (53 tuổi, ở xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ). Cũng đã hình dung ban đầu về nối khó khăn của anh, nhưng cảnh tượng thê thảm đến não lòng mà chúng tôi chứng kiến không khỏi phải xót xa.

 

Xót xa cảnh sống không lối thoát của người đàn ông tật nguyền

Anh Dung bị vẹo cột sống và teo cẳng chân phải từ khi mới sinh ra, việc di chuyển duy nhất bằng cách chống tay lết trên mặt đất.

Ngôi nhà trống hoác, nhìn khắp tôi cũng chẳng thấy còn sót lại thứ gì gọi là Tết... Không thấy có ai, tôi cất tiếng gọi…,có tiếng động ngoài giếng nước, thì ra hôm nay trời nắng ấm, chị cõng anh ra giếng tắm rửa, trên lưng người vợ lam lũ là người chồng tàn tật, với xương sống cong vẹo và cái cẳng chân phải teo tóp buông thõng.

 

Hiện anh thường xuyên đau ốm, phải nằm một chỗ.

Hiện anh thường xuyên đau ốm, phải nằm một chỗ.

Giúp chị đỡ anh ngồi xuống giường, với giọng nói hổn hển, anh Dung khó nhọc kể cho tôi nghe cuộc đời bất hạnh của mình. Ngay từ khi sinh ra, cột sống đã bị cong vẹo và teo chân phải, cách duy nhất để anh di chuyển là chống tay lê lết trên mặt đất. Nhưng giờ đây anh chẳng còn đủ sức để mà lết nữa, bởi căn bệnh viêm phổi mãn, viêm tai giữa, viêm khớp.., khiến anh mệt mỏi, kiệt sức. Anh muốn di chuyển đi đâu thì phải dựa vào cái lưng và đôi chân người vợ tần tảo của mình.

Ngừng một lát để thở anh Dung kể tiếp, năm anh lên 6 tuổi thì gia đình nhận tin bố anh hi sinh tại chiến trường miền Nam, người mẹ trẻ vật vã đau khổ tưởng chừng không sống nổi. Nhưng vì thương đứa con tàn tật, bà vượt qua nỗi đau mà ở vậy nuôi con. Cứ thế anh “lê lết” sống qua tuổi thơ cơ cực…Những tưởng hạnh phúc như đã mỉm cười với anh khi có người phụ nữ xóm trên hơn anh 1 tuổi, không e ngại tấm thân tật nguyền của anh mà  nguyện suốt đời chăm sóc cho anh, nhưng số phận thật trớ trêu!…

 

Mỗi khi đi vệ sinh hay tắm rửa là vợ phải cõng…

 Mỗi khi đi vệ sinh hay tắm rửa là vợ phải cõng…

 

Cảnh “Sống trên lưng vợ” như thế này đã diễn ra nhiều năm nay..

Cảnh “Sống trên lưng vợ” như thế này đã diễn ra nhiều năm nay..

Ứa nước mắt khi nói về con cái, anh cho biết đứa con trai lớn đã sớm hư hỏng sa đọa vào con đường nghiện ngập rồi mắc HIV, hiện đang cải tạo trong tù. Đứa con gái thứ 2 chẳng được học hành đã sớm lấy chồng, nhưng vì nghèo khó nên cả năm cũng chỉ đến thăm bố mẹ được đôi lần. Còn đứa con trai út mắc bệnh tâm thần từ nhỏ, thường xuyên đập phá đồ đạc và đánh đập bố mẹ…

 

Cảnh “Sống trên lưng vợ” như thế này đã diễn ra nhiều năm nay..

Đứa con út của anh cũng bị tâm thần từ nhỏ, do không có tiền đến viện chữa trị nên bệnh tình ngày càng nặng

Biết bao nhiêu nỗi cay đắng, tủi nhục cứ thi nhau đổ xuống người đàn ông tật nguyền này. Con cái đứa thì hư hỏng, bất hiếu, đứa thì bệnh tật, bản thân thì ngày càng đau yếu, trở thành gánh nặng cho gia đình. Nhiều lần anh đã không thiết sống nữa, nhưng mỗi khi nghĩ về người cha anh dũng của mình và thương người vợ tần tảo, anh lại không thể chết. Anh tự nhủ mình phải sống, phải chiến đấu với số phận để không phải hổ thẹn với vong linh người cha liệt sĩ.

Về làm vợ anh Dung đã ngót nghét 30 năm, chị Nguyễn Thị An (54 tuổi) đã chịu biết bao khó khăn vất vả. Có người đã từng bảo chị là rồ dại, nhưng chị vẫn chấp nhận tất cả, chị nhận lấy bao nỗi gian nan thay anh, nguyện làm đôi chân của anh...Cho dù biết bao nỗ lực, biết bao cố gắng thì đói khổ, bất hạnh vẫn không buông tha anh chị. Bao lần tự dằn vặt bản thân chị tự hỏi có phải chị đã có lỗi với anh? Nhiều đêm chị chỉ biết ôm lấy anh mà nức nở: “Em có tội với anh, có tội với tổ tiên, khi sinh ra con đứa thì hư hỏng, đứa thì thần kinh chẳng biết làm gì, chỉ biết đánh đập bố mẹ…”.

 

Cảnh “Sống trên lưng vợ” như thế này đã diễn ra nhiều năm nay..

Niềm tự hào về người cha đã khuất chính là động lực để anh tiếp tục sống, chiến đấu với số phận nghiệt ngã của mình.

Đưa tay gạt nước mắt, chị An sụt sịt: “ Nhìn thấy bố con anh ấy như thế, chị đau lòng lắm, thằng lớn thì coi như bỏ đi rồi, nhưng còn anh Dung và thằng út, đã lâu nay không có tiền đi viện nên bệnh của bố con anh ấy ngày càng nặng hơn. Giờ anh Dung còn chẳng thể tự lết đi được nữa…Thương bố con anh ấy lắm nhưng bây giờ chị cũng chẳng phải biết phải làm thế nào nữa…Các khoản vay nợ chữa bệnh cho 2 bố con đã lên đến hơn trăm triệu rồi. Những ngày anh Dung đỡ hơn, thì chị đạp xe ra các quán ăn ngoài đường lớn nhận rửa bát thuê rồi xin cơm về cho bố con anh ấy ăn...”

 

Người vợ hiền tần tảo của anh, đau đớn khi nghĩ đến tương lai không lối thoát của gia đình mình.

Người vợ hiền tần tảo của anh, đau đớn khi nghĩ đến tương lai không lối thoát của gia đình mình.

Nhắc đến hoàn cảnh gia đình anh Dung, chị Trần Thị Dũng trưởng khu 4, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ái ngại cho biết: “ Anh Dung là người con duy nhất của liệt sĩ Bùi Xuân Dĩnh, hiện tại gia đình anh Dung khổ quá, cả xã chẳng ai khổ như anh chị ấy. Anh ấy thì tật nguyền lại thường xuyên ốm đau, con thì thần kinh thường xuyên phá phách và đánh đập bố mẹ. Gia đình đang được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ và trợ cấp người tâm thần của con trai, nhưng cũng chẳng đủ tiền thuốc thang cho 2 bố con. Chúng tôi là xã miền núi, bà con cũng còn nhiều khó khăn nên chẳng giúp được gì nhiều, chỉ thi thoảng quyên góp được ít gạo cứu đói thôi. Qua đây tôi cũng rất mong mỏi quý báo, cùng các nhà hảo tâm tạo điều kiện giúp đỡ gia đình anh ấy…”
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1726: Chị Nguyễn Thị An (vợ anh Dung), địa chỉ Khu 4, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

ĐT 0165 807 4381

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 

Hương Hồng