Mã số 4025:
Xót xa cảnh đời người phụ nữ côi cút trong nhà thờ liệt sĩ xuống cấp
(Dân trí) - Bên trong căn nhà cấp 4 xập xệ chứa đựng sự lạnh lẽo, hiu quạnh, 25 Tết, bàn thờ gia tiên nhà chị Chính trống trơn chẳng có gì ngoài hai chiếc di ảnh của liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Chỉ mong có tiền sửa lại nhà thờ liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho phải đạo
Tôi gặp chị Trần Thị Chính (SN 1972), thôn Đại Thắng, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định vào những ngày áp Tết. Khi các gia đình tất bật chuẩn bị đón năm mới, đó là thời gian chị miệt mài đi làm giúp việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Căn nhà cấp bốn của gia đình chị Chính lụp xụp nằm lọt thỏm trong xóm, cửa đóng then cài. Chị Chính một chữ bẻ đôi không biết, có điện thoại cũng chẳng biết dùng, anh em người nhà hay hàng xóm muốn tìm chị cũng khó.
Ông Trần Quang Tiệp (73 tuổi, là em con ông chú) của chị Chính phải mất rất nhiều thời gian, tìm đủ mọi kênh mới liên lạc mới được với chị. Gần 50 tuổi, nhưng nhìn chị Chính lọm khọm như một bà già.
Cánh cửa gỗ của căn nhà cấp 4 mở ra, bên trong chứa đựng sự lạnh lẽo, hiu quạnh. 25 Tết, khi các gia đình đã chuẩn bị bày biện mâm ngũ quả thì riêng bàn thờ nhà chị Chính vẫn trống trơn, ngoài hai chiếc di ảnh của người đã mất. Chẳng kịp đi dép, chị Chính chân đất chạy vội ra vườn ngắt một quả bưởi chín vàng, rửa sạch rồi đặt lên bàn thờ. Chị thắp nén nhang, chắp tay lạy các cụ mà nước mắt ứa ra, lầm rầm khấn vong linh người đã khuất.
Gạt đi những giọt nước mắt vừa lăn dài trên đôi gò má sạm đen, chị chia sẻ, sinh ra trong một gia đình có 4 người con (3 gái 1 trai). Anh trai cả tên là Trần Văn Khai tham gia kháng chiến chống Pháp rồi hy sinh năm 1950 mà không kịp gặp mặt đứa con vừa chào đời. Anh Trần Văn Thượng, con trai duy nhất của anh Trần Văn Khai lớn lên cũng đi theo tiếng gọi của Tổ quốc tham gia kháng chiến chống Mỹ, rồi anh dũng hy sinh năm 1969 tại mặt trận phía Nam.
Hai chị gái thì lấy chồng ở quê, năm nay đều đã ngoài 80 tuổi, chị dâu là Trần Thị Đỉnh được Nhà nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng vào năm 1995 và mất vào năm 2001. Chị Chính lớn lên trong căn nhà cũ nát cùng chị dâu, đến khi chị dâu mất đi, chị Chính sống một mình đến giờ. Kể từ ngày đó, chị Chính là người duy nhất khói nhang thờ cúng liệt sĩ và thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Chị kể: "Năm 2005 tôi lặn lội lên Hà Nội tìm con nuôi, với mong muốn sau này khi tôi chết đi sẽ có người thay tôi thờ tự các cụ. May mắn cho tôi khi được đón một cháu trai về làm con nuôi, tôi đón cháu lúc còn đỏ hỏn. Bây giờ cũng được 16 năm, may mắn cháu lớn khỏe mạnh và đang theo học lớp 10 ở trường cấp 3 của huyện. 16 năm sống trong cảnh con côi cực khổ vô cùng, gia đình vắng bóng người đàn ông, nhiều chuyện lớn nhỏ đều phải nhờ đến anh em họ hàng, hàng xóm.
Cuộc sống khó khăn, quanh năm làm lụng cấy cày chẳng khá hơn được. Ngoài mấy sào ruộng gia đình có, tôi còn nhận thêm ruộng để làm nhưng cũng không ăn thua. Cả năm được hai vụ lúa, trừ chi phí ra còn chẳng được là bao, trong khi con trai ngày càng lớn, học hành, ăn mặc tốn kém. Những lúc rảnh rỗi tôi làm thuê đủ mọi việc, ai thuê gì làm đấy từ việc phun thuốc sâu cho lúa, sách vữa phụ hồ, đến đào đất, chỉ mong sao có tiền nuôi con và sửa chữa lại căn nhà để thờ tự tổ tiên cho phải đạo".
Chị Chính cho biết, gần 50 năm qua chưa Tết nào chị được hưởng niềm vui trọn vẹn, lúc nào cũng quần quật ngoài đồng làm thuê, làm mướn, sống trong cảnh khó khăn, nghèo đói. Có con nhỏ nên chị vẫn cố gắng gói vài chiếc bánh chưng bằng gạo nhà cấy cho con vui. Đồ ăn thì nuôi được vài ba con gà, thịt thà anh em họ hàng, hàng xóm mỗi người cho một ít.
Bất lực nhìn nhà thờ tự liệt sĩ xuống cấp từng ngày
Cách đây vài tháng, thương hoàn cảnh của chị Chính khó khăn, một người trong làng đã giới thiệu chị đi làm giúp việc cho một gia đình ở Hà Nam. Sức khỏe không được tốt, chị Chính vẫn phải cố gắng đạp xe đi làm, lâu lâu mới về nhà một lần. Căn nhà vốn đã lạnh lẽo vắng bóng người thì nay càng hiu quạnh hơn.
Ông Trần Quang Tiệp cho biết: "Căn nhà hiện tại hai mẹ con chị Chính đang ở được xây dựng từ vài chục năm trước, đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Tường nhà nứt nẻ, bong tróc, đòn tay nhiều chiếc bị gãy, mục nát, mái xập xệ, ngói bị dồn. Mỗi lần mưa bão thì mẹ con chị Chính ở trong nhà mà nhìn đâu cũng thấy nước.
Căn nhà mùa khô còn đỡ, chứ mùa mưa lúc nào cũng ẩm ướt như kiểu đổ nước vào nền nhà. Anh em trong gia đình cũng giúp đỡ chị suốt những năm qua, tất cả đều quanh quẩn trong làng, làm nông nghiệp nên việc giúp đỡ chị sửa sang lại nhà quả thật khó khăn".
Kiếm tiền để sửa lại nhà đó là mong muốn lớn nhất của chị Chính. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn, chị chỉ biết đứng nhìn căn nhà, nhìn ban thờ cúng liệt sĩ xuống cấp từng ngày mà không làm gì được. Số tiền ít ỏi chị kiếm được từ việc đi làm giúp việc cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống, đóng tiền học, mua sách vở cho con trai.
Con trai chị là cháu Trần Công Thành đang tuổi ăn tuổi lớn, không có bố, việc nuôi dạy con cũng không hề dễ dàng. Thời điểm hiện tại chị Chính phải đi làm giúp việc cách xa nhà, cả tháng mới về một lần. Việc quán xuyến học hành, sinh hoạt của con chị đành phải nhờ các chú, các thím sống gần đó.
"Con trai ngày một lớn hơn, tính cách cũng thay đổi theo tuổi tác, tôi thì chữ chẳng biết nên chỉ biết động viên con chăm chỉ học hành", chị Chính cho biết.
Trước những khó khăn đeo bám chị không dứt ra nổi suốt những năm tháng qua, chị mong muốn nhận được sự giúp đỡ của mọi người, để chị hoàn thành được ước nguyện là sửa chữa lại căn nhà thờ tự liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho phải đạo làm con.
Theo ông Trần Văn May, Trưởng thôn (Đại Thắng, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) cho biết: "Hoàn cảnh gia đình của chị Chính thuộc diện khó khăn trên địa bàn thôn, gia đình đang là hộ cận nghèo. Chính quyền thôn không giúp được gì nhiều cho gia đình vì điều kiện kinh tế, tài chính của thôn cũng không có. Chị Chính là người thừa kế, thờ cúng liệt sĩ".
Ông Trần Xuân Tân, Công chức văn hóa (xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) thì cho biết: "Hiện nay, chị Trần Thị Chính đang là người thờ cúng hai liệt sĩ và một Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Mỗi năm chị Chính được hưởng 1 triệu đồng tiền thờ cúng liệt sĩ, mỗi liệt sĩ là 500 nghìn đồng. Còn thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng thì không có chế độ gì, hàng năm mỗi ngày lễ Tết được nhận quà của Nhà nước. Ngoài ra chị Chính không được nhận thêm bất cứ khoản hỗ trợ nào khác".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4025: Chị Trần Thị Chính
Địa chỉ: Thôn Đại Thắng, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
ĐT: 0365178066. Ông Trần Quang Tiệp (em con ông chú chị Chính).
2. Báo điện tử Dân trí
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269