1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 893:

Xót thương người mẹ không chồng bỗng có... 3 đứa con

(Dân trí) - Sinh ra không biết mặt cha, ba đứa trẻ lầm lũi dãi nắng dầm sương, chịu đói, chịu rét lớn lên bên người mẹ bị bệnh tâm thần, lúc tỉnh lúc mê. Và 3 đứa trẻ ấy chúng thường xuyên chịu cảnh thiếu ăn đói khát đến cùng cực.

Chị Hoa cùng các con bên căn lều rách nát của mình.
Chị Hoa cùng các con bên căn lều rách nát của mình.

Ba đứa trẻ thơ đang từng ngày chịu đói chịu rét mà chúng tôi muốn nhắc đến là: cháu Phan Thị Cúc (6 tuổi), Phan Thị Mai (4 tuổi) và Phan Văn Đạt (hơn 1 tuổi) con của chị Phan Thị Hoa trú tại xóm Tây Tiến, xã Tiến Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An).

Với ngoại hình không được ưa nhìn, cộng thêm việc căn bệnh “thần kinh không ổn định” nên dù đã luống tuổi nhưng chị Phan Thị Hoa (SN 1970) chẳng có một ai  trong xóm, xã nào để ý. Rồi thời gian trôi đi, nước mắt chị cũng hao tổn nhiều lần khi bố mẹ qua đời vì tuổi già sức yếu. Kể từ ngày cha mẹ rời cõi dương thế, chị Hoa sinh sống trong một căn lều tạm ở góc vườn cũ, um tùm cây cối. Chị sống trong đơn côi của cuộc đời, của số phận như an bài với chị. Chị ở đây một mình như đang chờ ngày tàn, nắng tắt của mình đến khi nào không hay.
Chị Hoa cùng các con bên căn lều rách nát của mình.
Tài sản lớn nhất của 4 mẹ con là mớ chăn cũ, quần áo rách của người ta cho. Chính trong chiếc giường này là nơi, chỗ trú ngụ của 4 mẹ con chị Hoa. 

Những lúc tỉnh táo thì chị lên rừng chặt củi, đi cấy, đi gặt thuê kiếm cái ăn qua ngày đoạn tháng. Những khi lên cơn thì không ai biết được chị đi đâu về đâu.

Nhưng rồi cũng từ những ngày sống một mình ở khu vườn cỏ cây um tùm này, bà con lối xóm bỗng thấy lạ khi cái bụng của chị Hoa cứ lớn dần lên. Người dân tò mò, muốn rõ chuyện cái bụng nó lùm lên là gì. Mọi người cố gặng hỏi mãi nhưng chị chỉ biết có người đàn ông đến ngủ với chị nên nó to lên mà chị không hề hay biết, chị cũng không biết đó là của ai.

“Thấy cái bụng to lên thì đẻ ra chúng thôi, một mình tự đẻ tự nuôi khi chúng nó còn chảy máu ròng ròng đến bây giờ, chứ không ai biết gì cả…”, chị Hoa ngu ngơ nói về lai lịch những đứa con của mình mà chính bản thân chị cũng không biết bố của chúng là ai.
Không chồng, chị Hoa có đến 3 đứa con sống trong cảnh thiếu thốn, khổ cực của cuộc sống.
Không chồng, chị Hoa có đến 3 đứa con sống trong cảnh thiếu thốn, khổ cực của cuộc sống.

Thời gian cứ thế trôi đi người đàn bà nửa điên nửa tỉnh với tấm thân gầy rộc, tóc tai bù xù, hàm răng đen kịt ấy lại lần lượt sinh hạ thêm hai đứa con thơ dưới mái lều tạm bợ xơ xác. Hàng ngày để kiếm cái ăn nuôi con chị Hoa lặn lội vào khu rừng chặt củi về bán, đến mùa thì xin đi cấy đi gặt thuê cho người ta. Những đứa con thơ được người mẹ nhốt trong nhà tự chơi với nhau, chúng cứ thế lớn lên trong đói khổ, rét mướt.
 
Nhưng những lúc tỉnh táo chị Hoa tỏ ra là một người mẹ thương con hết mực, chị mong chúng được học hành tử tế để có thể làm người. Chứ không phải sống cảnh cay đắng tủi nhục như đời mẹ nó. “Khi mô (nào) mẹ không bỏ đi, ở nhà nấu cơm (không lên cơn - PV) mẹ đều bắt hai chị em cháu phải dậy sớm đi học. Chúng cháu thích đi học lắm, đến trường được ăn cơm ngon, cơm trắng lắm với các bạn, được có đồ chơi, được chơi cùng các bạn, nhưng các bạn ít chơi với chị em cháu lắm…”, cháu Cúc hồn nhiên nói về việc mình được đi học.
Không chồng, chị Hoa có đến 3 đứa con sống trong cảnh thiếu thốn, khổ cực của cuộc sống.
Hàng ngày Cúc và Mai phải chịu đói chịu rét vượt nhiều km để đến trường. Dù khó khăn là vậy nhưng chúng chưa từng đi học muộn, vì ở đó chúng được ăn cơm mà theo Cúc là “rất trắng”.

Hiện cháu Cúc đang học lớp 1 trường tiểu học Tiến Thành, cháu Mai đang học lớp mẫu giáo bé trường mầm non xã Tiến Thành. Hàng ngày để có thể tới trường hai chị em phải lội bộ nhiều km dưới cái lạnh cắt da cắt thịt, nhưng ít khi Cúc và Mai đi học muộn. Chiều tối muộn hai chị em mới dắt díu nhau dò dẫm về nhà.

Để tạo điều kiện cho các cháu được tiếp tục đến trường, UBND xã Tiến Thành phối hợp cùng ban lạnh đạo nhà trường để miễn giảm hoàn toàn các khoản đóng góp cũng như trợ cấp thêm sách vở quần áo cho các cháu. Hàng ngày tại trường mẫu giáo Mai và Cúc vẫn được các cô cho ăn một bữa trưa vì các em không thể đi về nhà rồi lại đến trường do quãng đường từ trường về nhà quá xa.

Nhìn đứa con thứ 3 (cháu Đạt) mới hơn 1 tuổi, mặt mày nhem nhuốc đang bò lổm nhổm, đói quá nó ăn vụng nồi canh lá khoai còn thừa từ lúc trưa để lại. Chị Hoa nhỏm nhẻm cười: “Đó. Cứ nuôi rứa đó !. Có bữa đi mót lúa mấy ngày mới về mà ba chị em nó vẫn sống!”. Chị Hoa nói trong ngây ngô của một người bị thần kinh mà lòng tôi chợt não nề đớn đau.
 
Khổ nhất là những ngày người mẹ lên cơn đi lang thang, “mất tích” ở nhà ba đứa trẻ cứ tự bấu víu vào nhau mà sống. Dù còn rất nhỏ tuổi nhưng mỗi khi mẹ vắng nhà cháu Cúc lại thay mẹ nấu cơm, chăm sóc các em. Có những hôm mẹ đi lâu quá không về, nhà hết gạo cháu Cúc lại bế các em đi ăn chực (ăn nhờ) bà con hàng xóm trong vùng, hay bế cả em đến trường mẫu giáo để cùng ăn.
Đói quá đứa con út ăn vụng nồi canh lá khoai còn thừa để lại từ lúc trưa.
Đói quá đứa con út ăn vụng nồi canh lá khoai còn thừa để lại từ lúc trưa.

Rồi những ngày mưa bão túp lều xập xệ không còn một nơi nào không khỏi ướt mấy mẹ con chỉ biết ôm nhau ngồi co ro một góc. Thương mấy đứa trẻ thơ bà con trong vùng vẫn thường hay cho chúng tấm áo cũ, bát cơm, tấm chăn rách để chúng khỏi lạnh khỏi chết rét.

Trao đổi với chúng tôi về trường hợp gia đình chị Phan Thị Hoa ông Nguyễn Hữu Đại - Chủ tịch UBND xã Tiến Thành chia sẻ: “Gia đình chị Hoa là trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã. Bản thân chị Hoa không được bình thường, không có chồng lại thêm lại thêm 3 đứa con nhỏ. Chính quyền xã cũng thường xuyên quan tâm giúp đỡ nhưng cũng nhỏ giọt lắm. Thời gian qua xã cũng đã cấp kinh phí sửa sang nhà cửa cho gia đình chị ấy. Các cháu đi học cũng được xã và trường miễn hoàn toàn các khoản đóng góp hộ trợ thêm một bữa ăn trưa để các cháu không bỏ học. Tuy nhiên ngân sách xã còn nhiều hạn chế nên không thể giúp đỡ thêm được nữa. Rất mong được sự chung tay giúp đỡ của các cấp ngành các nhà hảo tâm cứu giúp các cháu. Để chúng được tiếp tục đến trường”.

Chia tay gia đình chị Hoa và 3 cháu nhỏ mà chúng tôi thấy não lòng cho số phận của 4 mẹ con chị. Trời càng lại nỗi đau chúng tôi dường như tê tái đi và cầu mong khi bài báo lên sẽ có nhiều người hiểu hơn cho hoàn cảnh chị Hoa.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 893: Chị Phan Thị Hoa trú tại xóm Tây Tiến, xã Tiến Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An).

ĐT: 0975.842.653 hoặc 01642.382.323 - ông Đại - chủ tịch xã Tiến Thành

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:
Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:
Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Nguyễn Phê - Nguyễn Tình