Mã số 3530:

Tuyên Quang: Người dân như "làm xiếc" trên dây mỗi khi lũ về

(Dân trí) - Chỉ sau trận mưa lớn, nước lũ trên nguồn đổ về khiến con suối vốn dĩ hiền hoà trở nên hung dữ như muốn cuốn phăng đi tất cả. Mỗi lần lũ về như thế, tính mạng hàng trăm người dân xã Phú Bình lại đánh cược như diễn viên xiếc đi trên dây.

Tuyên Quang: Người dân như làm xiếc trên dây mỗi khi lũ về - 1

Cây cầu duy nhất được tận dụng từ ống nước bắc qua con suối "biến" tất cả người dân thôn Yên Bình trở thành diễn viên xiếc mỗi khi muốn đi vào nương rẫy ngày mưa lũ.

Con đường bê tông do chương trình Nông thôn mới dẫn chúng tôi vào thôn Yên Bình, (xã Phú Bình, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang) đến cuối làng bỗng bị “khựng” lại bởi con suối chạy cắt ngang trước mặt.

Dòng suối chảy róc rách hiền hoà như chẳng có vẻ gì nguy hiểm. Nhưng chỉ sau trận mưa lớn nước trên nguồn đổ về biến con suối trở nên hung dữ như muốn cuốn phăng đi tất cả. Để đi tiếp vào nương rẫy canh tác sản xuất, hàng trăm hộ dân của 4 thôn thuộc xã Phú Bình không còn cách nào khác phải bất chấp tính mạng băng qua lòng suối.

Tuyên Quang: Người dân như làm xiếc trên dây mỗi khi lũ về - 2

Chỉ cần chút xảy chân người dân có thể đánh đổi bằng cả mạng sống của mình mỗi khi "làm xiếc" trên cây cầu này.

Đứng chôn chân ngay bên bờ suối, chị Bàn Thị Hành, người thôn Yên Bình cho biết, cuộc sống của đa số người dân 4 thôn trong xã Phú Bình chủ yếu dựa vào nương rẫy trong núi. Mỗi lần muốn đi vào nương thì người dân phải băng mình qua suối.

Khi lũ về không còn cách nào khác, hàng trăm người dân trong 4 thôn phải đánh cược mạng sống của mình trên “con đường độc đạo” là chiếc ống nước to bằng bắp đùi.

Tuyên Quang: Người dân như làm xiếc trên dây mỗi khi lũ về - 3

Con đường Nông thôn mới chạy tới cuối làng thì bị chặn đứng lại bởi dòng suối cắt ngang.

Người dân đi trên ống nước đó vào ngày mưa to, gió lớn, ống nước trơn trượt thì không khác nào diễn viên xiếc đi trên dây mà thử thách ở phía dưới là dòng nước hung dữ. Chỉ cần xảy chân trong nháy mắt thì bất kể ai cũng có thể quăng mình xuống suối và đánh đổi bằng mạng sống.

Chị Hành chia sẻ, biết là mưa to, gió lớn, lũ về phải băng qua suối vào nương sẽ rất nguy hiểm nhưng vì cuộc sống mưu sinh cũng không còn cách nào khác... nếu không vào nương thu hoạch thì hoa màu cũng hỏng sạch.

Chị Hành cho biết, đợt lũ vừa rồi có người dân trong thôn khi đi trên ống nước không may trượt chân quăng mình xuống suối và bị nước cuốn đi nhưng được người dân phát hiện cứu giúp nên may mắn thoát trên.

Tuyên Quang: Người dân như làm xiếc trên dây mỗi khi lũ về - 4

Khi lũ chưa về, lòng suối khô cạn người dân có thể thoải mái lội qua đây mát lạnh cả bàn chân.

Chị Chu Thị Hồng cũng người dân thôn Yên Bình cho biết, nhà chị có 0,6 ha hoa màu trong nương, cuộc sống mùa vụ của gia đình chủ yếu trông chờ vào 0,6 ha hoa màu đó, nếu không vào canh tác để có lương thực sinh sống thì cũng không biết làm gì khác. Nên nhiều khi lũ về phải băng qua suối là rất nguy hiểm nhưng vẫn phải chấp nhận.

Một hộ dân khác trong thôn thì chỉ tay lên khóm tre mọc bên bờ suối cho biết, mỗi lần lũ về thì dòng nước dâng cao lên đến khoảng 2m, cao gần ngang thân cây tre, người dân chỉ biết chôn chân trên bờ chứ không ai dám liều mình vượt suối.

Tuyên Quang: Người dân như làm xiếc trên dây mỗi khi lũ về - 5

Người dân lấy dấu mốc mỗi lần lũ về thường dâng cao ngang thân khóm tre như này.

Ông Hà Văn Nhã, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Bình (Chiêm Hoá, Tuyên Quang), đứng bên suối vẻ mặt ngại ngần cho chúng tôi biết, bên kia con suối là hàng trăm ha hoa màu như lúa, ngô, sắn và cây lâm nghiệp sơn, keo… của người dân các thôn trong xã và lâm trường Chiêm Hoá. 

Dòng suối chặn đứng con đường Nông thôn mới ở cuối làng, chia cắt cuộc sống mưu sinh của người dân xã Yên Bình, Chiêm Hoá, Tuyên Quang.

Theo vị Phó Chủ tịch Hà Văn Nhã, toàn bộ khu lâm trường hàng trăm ha ngày xưa vốn là đất được Nhà nước giao cho Lâm trường Chiêm Hoá canh tác sản xuất chủ yếu là các cây lâm nghiệp.

Sau này Nhà nước thu hồi lại một phần đất của lâm trường giao cho các hộ dân sản xuất phát triển kinh tế, ổn định đời sống của hàng trăm hộ dân trong vùng.

Tuy nhiên, con đường dẫn người dân vào trong đất lâm trường canh tác không có cách nào khác là người dân phải vượt qua con suối. Những lần lũ về biết là nguy hiểm nhưng chúng tôi cũng chỉ biết khuyến cáo người dân không nên vượt qua suối dưới bất cứ hình thức nào.

Tuyên Quang: Người dân như làm xiếc trên dây mỗi khi lũ về - 6

Phó Chủ tịch Hà Văn Nhã trao đổi với phóng viên Dân trí về cuộc sống mưu sinh của người dân nơ đây.

Ông Nhã cho biết thêm, do đặc điểm của các tỉnh miền núi mưa lũ thường đổ về rất bất ngờ, có khi sáng người dân đi qua suối vẫn bình thường nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, nước trên nguồn dội về khiến con suối trở nên hung dữ rất khó lường.

Ở trong thôn từng có hộ gia đình ông Đặng Văn Cảnh, Đặng Văn Chinh, sáng vào nương rẫy canh tác đến khi chiều về gặp lũ dữ đành chôn chân bên suối.

Tuyên Quang: Người dân như làm xiếc trên dây mỗi khi lũ về - 7

Cuộc sống yên bình của người dân nơi đây, họ mong muốn có một cây cầu bắc qua suối để người dân không phải "làm xiếc" mỗi khi lũ về.

Ông Hà Văn Nhã cho biết, do cuộc sống người dân chủ yếu làm nghề nương rẫy, xã còn nhiều khó khăn nên rất nhiều lần trong các cuộc họp Hội đồng Nhân dân, tiếp xúc cử tri với tư cách là người lãnh đạo địa phương ông nhiều lần đề xuất cấp trên bố trí ngân sách để xây cầu cho bà con nhân dân nhưng vẫn chưa có kinh phí.

Theo ông Nhã chính quyền địa phương cũng đã tiến hành khảo sát và dự kiến xây cầu là đập tràn bằng bê tông qua đây hết khoảng 700 triệu đồng nhưng do chưa có kinh phí nên mọi việc vẫn chỉ dừng lại ở vấn đề…khảo sát. Trong khi đó tính mạng của người dân vẫn như làm xiếc trên dây mỗi khi lũ về.

15 năm qua hoạt động nhân ái của báo Dân trí đã nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của các nhà tài trợ, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Đặc biệt là các tổ chức đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc...đã chung tay cùng báo Dân trí giúp đỡ khoảng 4.500 hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội.

Số tiền bạn đọc giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn thông qua báo Dân trí là trên 3 tỉ đồng/tháng đều được báo kết chuyển sớm nhất đến tận tay hoàn cảnh.

Ngoài ra, báo Dân trí cũng đã xây dựng và khánh thành 31 phòng học Khuyến học và Dân trí; Khởi công xây dựng 17 cây cầu Dân trí trị giá hàng chục tỉ đồng được trải dài từ Bắc vào Nam...

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn đọc, các nhà hảo tâm đã tin tưởng đồng hành cùng báo Dân trí. 

Mọi đóng góp xây dựng cầu xin được gửi về toà soạn báo Dân trí

1. Mã số 3530.

2. Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0451000476889

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 0451370477371

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 129 0000 61096

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 2611 000 3366 882

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number : 2611 037 3366 886

Swift Code: BIDVVNVX261

Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;

Tel: (84-4)3686 9656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0721101010006

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Bao Dien tu Dan tri

Số TK: 0721101011002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206034036

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.

Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269

Tuấn Hợp - Toàn Vũ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm