1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 3869:

Thương hàng trăm em nhỏ lấm lem đi "kiếm chữ" trong hội trường thôn, buôn

Thúy Diễm

(Dân trí) - Cứ đến đầu năm học mới các cô giáo lại phải đi vận động trẻ đi học, vì lo sợ các em thất học. Không có lớp học, các cô giáo chấp nhận vào tận thôn, buôn mượn hội trường để "gieo chữ" cho các em.

Vào thôn mượn hội trường để "gieo chữ"

Trường mẫu giáo Hoa Thiên Lý cách trung tâm huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) trên 40km. 100% học sinh của trường là đồng bào các dân tộc thiểu số miền Bắc vào định cư, đời sống người dân vô cùng khó khăn, vất vả.

Một buổi học của các em nhỏ trong hội trường mượn của thôn

Thương hàng trăm em nhỏ lấm lem đi kiếm chữ trong hội trường thôn, buôn - 1
Lớp học đơn sơ tại hội trường thôn của các em học sinh trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý

Năm học mới đã bắt đầu cũng là thời điểm các giáo viên của trường đến nhà người dân vận động trẻ đến trường. Do cách xa điểm trường chính vì vậy nhiều phụ huynh không mặn mà việc cho trẻ đến trường. Lo các em thất học, các cô giáo chấp nhận vào tận các thôn buôn mượn tạm hội trường thôn để mở lớp dạy học.

Cô Trần Thị Thu có thâm niên công tác tại trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý hơn chục năm nay, cô cùng các đồng nghiệp thường luân phiên nhau từng năm về dạy trẻ tại các hội trường thôn.

Tại thôn Hồ Voi (xã Vụ Bổn), nhà văn hóa thôn sơ xài được cô Thu cùng các cô giáo sử dụng để kê bàn ghế đã cũ kỹ cùng chiếc bảng con bạc màu, các tấm tranh ảnh để phục vụ việc học tập cho các em nhỏ.

Thương hàng trăm em nhỏ lấm lem đi kiếm chữ trong hội trường thôn, buôn - 2
Những đứa trẻ nghèo chân trần đến trường

Một lớp học đơn sơ trên nền xi măng cũ loang lổ, những đứa trẻ nghèo lấm lem, bẽn lẽn khi lớp học có người lạ ghé thăm. Nhiều em còn chân trần đi học, bập bẹ nói tiếng Việt chưa rành.

“Bố mẹ các em đều làm nông, kinh tế rất vất vả nên việc đưa con đến trường cũng cần nhà trường vận động, khuyên bảo để họ cho con đi học. Nhiều em bố mẹ bắt ở nhà trông em nhỏ để đi làm nương rẫy, chúng tôi phải thuyết phục mãi họ mới cho đi với điều kiện đem cả em bé nhỏ đi học cùng”, cô Thu tâm sự.

Theo cô Thu, các em không có nhà vệ sinh để sử dụng rất bất tiện, nước cũng không có các giáo viên thay nhau đi xách từng xô nước về để tạm góc lớp cho các em rửa tay chân khi đến lớp.

Thương hàng trăm em nhỏ lấm lem đi kiếm chữ trong hội trường thôn, buôn - 3
Thương hàng trăm em nhỏ lấm lem đi kiếm chữ trong hội trường thôn, buôn - 4

Phòng chật hẹp, bàn ghế học tập phải dồn đống hai bên tường

Còn tại hội trường thôn 9 (xã Vụ Bổn) do hội trường thôn nhỏ, bàn ghế các em được kê tạm bợ, phải dồn đống hai bên tường vì không có nơi để.

Ông Trương Văn Thành (Trưởng thôn 9), cho biết, các giáo viên rất hy sinh khi đã vào tận các thôn, buôn xa xôi để dạy học và do đây là lớp mượn hội trường nên gặp không ít khó khăn.

Thương hàng trăm em nhỏ lấm lem đi kiếm chữ trong hội trường thôn, buôn - 5
Các lớp học tạm hầu hết không có nước, không có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh rất tạm bợ

“Điều kiện vật chất thiếu thốn, các cháu đi học không có nước sử dụng, nhà vệ sinh xuống cấp. Riêng những ngày hội họp của thôn thì các cháu bắt buộc phải nghỉ học, bàn ghế lại phải xếp đi xếp lại rất bất tiện. Toàn thể người dân chúng tôi đều ao ước từ lâu lắm rồi có được một điểm trường khang trang cho các cháu đến trường vì giáo dục mầm non là nền tảng”, ông Thành chia sẻ.

Cần một chính sách giáo dục đúng đắn cho học sinh vùng sâu, vùng xa

Cô Trần Thị Thúy – Phó Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý cho biết, trường có tất cả 5 điểm trường học tại các hội trường thôn, buôn mỗi điểm có khoảng trên 20 em học sinh. Thiếu giáo viên nên mỗi điểm trường bố trí một cô đứng lớp cả ngày rất vất vả, chỉ có số ít điểm mới được bố trí 2 giáo viên.

“Trước sự khó khăn thiếu thốn trong việc học tập cho các cháu, trường đã có tờ trình lên các cấp xin xây trường nhưng hiện vẫn chưa thể thực hiện được vì thiếu kinh phí. Chúng tôi rất mong có một mái trường khang trang cho các cháu học tập để con trẻ hào hứng đến trường mỗi ngày”, cô Thúy chia sẻ.

Thương hàng trăm em nhỏ lấm lem đi kiếm chữ trong hội trường thôn, buôn - 6
Từ nhiều năm nay hội trường thôn, buôn là nơi học tập của các em

Cũng do khó khăn, điều kiện không đảm bảo nên các em học tại hội trường thôn có nơi các em buổi trưa sẽ về nhà nghỉ ngơi chiều lại quay lại trường học, có nơi các em phải mang theo cơm để học cả ngày.

“Có nhiều em đến trường không có suất ăn trưa, thương các em giáo viên ở trường đã đóng góp duy trì hũ gạo tình thương cho những em khó khăn nhất”, vị Phó Hiệu trưởng nói thêm.

Thương hàng trăm em nhỏ lấm lem đi kiếm chữ trong hội trường thôn, buôn - 7
Những ngày có hội họp tại thôn, buôn thì các em học sinh bắt buộc phải nghỉ học

Còn theo ông Phạm Xuân Vinh – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Krông Pắk, toàn ngành có 100 trường cần xây dựng nhưng kinh phí chỉ có 13 tỷ như “muối bỏ bể” nên việc xây dựng trường tại Mẫu giáo Hoa Thiên Lý bị bỏ ngỏ từ nhiều năm nay.

Bên cạnh đó, ông Vinh cho rằng không chỉ các điểm học tạm hội trường thôn thiếu thốn mà ngay cả điểm trường chính cũng rất khó khăn cần trùng tu, xây dựng thêm.

Thương hàng trăm em nhỏ lấm lem đi kiếm chữ trong hội trường thôn, buôn - 8
Việc có một mái trường khang trang là ước mo của hàng trăm em nhỏ vùng khó khăn này

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 3869: Trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý

Địa chỉ: Xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk

Số ĐT: 0984302450 (cô Trần Thị Thúy - Phó Hiệu trưởng nhà trường)

2. Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0451000476889

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 0451370477371

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 129 0000 61096

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 2611 000 3366 882

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number : 2611 037 3366 886

Swift Code: BIDVVNVX261

Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;

Tel: (84-4)3686 9656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0721101010006

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Bao Dien tu Dan tri

Số TK: 0721101011002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206034036

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 6668882468

-  Chi nhánh Hà Nội.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.

Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269