1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1580:

Thương cảnh cha già, con câm khốn khổ trong ngôi nhà sắp sập

(Dân trí)- Hai cha con cụ Thạch Phuông (ngụ Bạc Liêu) khổ đến nỗi có bữa chỉ ăn rau và đang sống trong căn nhà sắp sập. Cụ Phuông đã già lại bệnh tật, còn con gái cụ bị câm điếc nên cả tháng chị mới kiếm được vài chục ngàn đồng cho hai cha con mưu sinh.

Chúng tôi đến nhà cụ Thạch Phuông (88 tuổi, ngụ xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) theo lời kêu gọi giúp đỡ gia đình cụ của địa phương. Hôm chúng tôi đến nhà cụ Phuông gặp ngay phải trời mưa lớn. Chúng tôi run người trước cảnh căn nhà của cụ lắc qua, xiêu lại tưởng như sắp sập mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Vậy mà, căn nhà này là nơi trú ngụ của hai cha con cụ Phuông từ nhiều năm nay.

Thương cảnh cha già, con câm khốn khổ trong ngôi nhà sắp sập
Cụ Phuông đã ở tuổi gần đất xa trời, cụ chỉ mong một lần được nhìn thấy căn nhà mình ở được chắc chắn.

Cụ Thạch Phuông là người dân tộc Khmer không nói rành tiếng Việt nên chúng tôi nhờ đại diện địa phương phiên dịch mới hiểu hết được sự khốn cùng mà cha con cụ Phuông đang sống. Cụ Phuông có đông con đều đã đi lấy vợ, gã chồng nhưng cuộc sống khó khăn nên không ai giúp gì nhiều cho cụ. Cụ sống chung với người con gái thứ 3 là chị Thạch Thị Xương (48 tuổi). Chị Xương lại bị câm điếc nên căn nhà của hai cha con cụ Phuông hầu như nhiều năm qua vắng lặng tiếng nói cười.

Tiếp chuyện với chúng tôi, cụ Phuông cho biết, sức khỏe của cụ rất kém, vài căn bệnh tuổi già thường hành hạ cụ những khi trái gió trở trời. “Nghèo quá, tui đâu có tiền mua thuốc, đau nhức thì qua trạm y tế lãnh mấy viên thuốc dành cho người có sổ hộ nghèo về uống cho đỡ vậy thôi chú à”, cụ Phuông bùi ngùi.

Thương cảnh cha già, con câm khốn khổ trong ngôi nhà sắp sập
Chị Xương bị câm, mỗi tháng chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng cho hai cha con chị mưu sinh. 

Do tuổi cao nên cụ Phuông không thể làm được gì để có tiền. Vì thế mọi chuyện “cơm áo gạo tiền” của hai cha con cụ đều đổ lên vai con gái cụ là chị Xương. Khổ nổi, chị Xương bị câm điếc nên việc đi làm thuê làm mướn cũng là một điều khó khăn đối với chị. Có lúc người ta kêu chị đi cạo gió hoặc đi hái rau, mỗi lần trả cho chị chừng 10.000 đồng - 20.000 đồng nhưng có khi cả tuần, cả tháng mới được kêu đi làm.

“Chị ấy bị câm, người cũng ngớ ngẫn nên ít có ai mướn làm lắm. Vì thế có khi cả tháng chị Xương không làm gì ra tiền nên hai cha con rất khổ. Có ai thương tình cho ít gạo thì ăn đỡ, còn bữa nào không có gạo thì hai cha con có khi phải ăn rau sống tạm qua ngày”, một người quen nói về cuộc sống của hai cha con chị Xương.

Nghe nói gia cảnh của hai cha con cụ Phuông có lúc phải ăn rau vì quá khổ, chúng tôi và những người đi cùng không khỏi xót xa cho hoàn cảnh của hai cha con cụ. Cái tuổi của cụ Phuông đã ở ngưỡng gần đất xa trời, còn chị Xương cũng chẳng còn trẻ gì, hai cha con cụ chưa một lần có được những bữa ăn đầy đủ như nhiều gia đình khác, thật tội biết chừng nào.

Căn nhà của hai cha con cụ Phuông đã xiêu vẹo, có thể bị sập bất cứ lúc nào.
Căn nhà của hai cha con cụ Phuông đã xiêu vẹo, có thể bị sập bất cứ lúc nào.

Sự khổ cực trong cuộc sống của hai cha con cụ Phuông không chỉ miếng ăn mà chỗ ở cũng khốn đốn. Căn nhà đã xiêu về một bên, được chống đỡ bằng những thanh cây nhỏ ngay trong nhà. Nếu không có những thanh cây này chắc ngôi nhà đã sập từ lâu và hầu như chỗ nào cũng bị dột nước.

Tận mắt chứng kiến khi đến nhà cụ Phuông ngay lúc trời mưa, chúng tôi thấy từ nhà trước đến buồng ngủ đến trái sau nước mưa chảy theo khe tôn nứt xuống ướt cả nền đất. Tận cùng nỗi khổ này là ngay chính chỗ ngủ hằng đêm của cụ Phuông và chị Xương bị mưa tạt, dột ướt hết tấm nệm, chiếc chiếu cũ.

Căn nhà chỉ được chống đỡ tạm bằng những thanh cây nhỏ...
Căn nhà chỉ được chống đỡ tạm bằng những thanh cây nhỏ...
Căn nhà chỉ được chống đỡ tạm bằng những thanh cây nhỏ...

Khi chúng tôi thấy mưa ướt nệm chỗ cụ Phuông nằm, chúng tôi định lật tấm nệm vào bên trong tránh nước thì cụ Phuông ngăn lại. Chúng tôi thoáng chút bất ngờ rồi cụ Phuông nói gì đó, qua lời người phiên dịch mới biết: “Cụ ấy sợ khách thấy hết chiếc giường đã mục nát ở bên dưới nên để tấm niệm trên đó để che lại”. Chúng tôi nghe mà đắng cả lòng mình.

....và đã hư hại, dột nát khắp nơi.
....và đã hư hại, dột nát khắp nơi.
....và đã hư hại, dột nát khắp nơi.

Trước hoàn cảnh của gia đình, chúng tôi hỏi cụ có mong ước gì cho mình khi đã ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Phuông ngậm ngùi: “Tui già rồi, chỉ mong trước khi chết được một lần nhìn thấy căn nhà chắc chắn. Tui sợ khi tui nằm xuống rồi, những hôm mưa gió mà nhà siêu vẹo thế này chỉ có đứa con gái câm thì nó biết kêu ai”. Còn chị Xương, chị ra dấu cho chúng tôi biết, ước muốn của chị cũng mong được một lần ở trong căn nhà kiên cố để chị an tâm chăm sóc cho cha già.

....và đã hư hại, dột nát khắp nơi.
Để người cha già, con gái câm này có điều kiện sống tốt hơn, rất mong sự sẻ chia của các tấm lòng hảo tâm. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Vĩ - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Hội- xác nhận, gia đình cụ Thạch Phuông thuộc gia đình hộ nghèo của xã. Cuộc sống của hai cha con cụ Phuông rất khốn khổ, căn nhà đang ở đã xuống cấp, hư hại nhưng gia đình không có khả năng để sửa chữa lại.

“Chính quyền địa phương có quan tâm hỗ trợ nhưng cũng chỉ phần nào vì địa phương vẫn còn khó khăn nên không giúp được nhiều cho hai cha con cụ. Vì thế, qua Báo Dân trí, chúng tôi mong các tấm lòng hảo tâm hãy cùng sẻ chia để cha con cụ Phuông có điều kiện sống tốt hơn”, ông Vĩ bày tỏ.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1580: Cụ Thạch Phuông, Số 172, ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

ĐT: 0949 07 27 37 (ông Vĩ - Phó Chủ tịch xã Hưng Hội)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 
Huỳnh Hải