1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 616:

Thương cảnh cậu bé 17 năm sống đời thực vật

(Dân trí) - Không may mắn như bạn cùng trang lứa, từ khi sinh ra em đã bị bại não, suốt 17 năm qua, em phải sống đời sống thực vật. Gia đình khó khăn, bố mẹ tha hương cầu thực, ông bà nội đã già yếu nhưng vẫn phải gắng gượng chăm sóc cháu.

Về xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, hỏi em Ngọ Doãn Tuấn, cháu ông Ngọ Doãn Xuân, ở làng Xuân Hội, người trong làng không ai là không biết. “Cháu Tuấn bị bại não nằm liệt 17 năm nay chứ gì, chú cứ đi thẳng đến ngã ba rẽ phải là tới. Mà bố mẹ cháu đi làm ăn xa rồi, giờ cháu Tuấn đang ở với ông bà nội”, anh Hùng người dân đầu làng Xuân Hội cho biết.

Thương cảnh cậu bé 17 năm sống đời thực vật
Đã 17 năm nay, em Ngọ Doãn Tuấn, phải sống cuộc sống thực vật.

Chúng tôi đến nhà ông Xuân, khi đã gần trưa, trên chiếc giường cũ đặt ngay cửa vào là một cậu bé có thân hình gầy gò, đang nhễ nhãi từng miếng cơm, bên cạnh là bà cụ ngoài 60 tuổi đang đút từng thìa cơm cho cháu. Ông Xuân cho biết: “Đấy là bà Nguyệt - em gái tôi thi thoảng ra ngoài này trông cháu giúp vợ chồng tôi. Hôm nay bà Dây - bà nội cháu bận ra đồng lấy nước lúa chống hạn nên nhờ bà Nguyệt, đến cho cháu ăn cơm. Cháu Tuấn sinh 1995, từ khi sinh ra cháu đã bị bại não nên suốt 17 năm qua cháu nó phải sống cuộc sống thực vật như thế đấy chú”.

Anh Ngọ Văn Mạnh và chị La Thị Minh, đều là những người trong xã, xuất phát từ hoàn cảnh hai bên gia đình đều khó khăn túng thiếu khiến hai người hiểu thông cảm với nhau, rồi họ đến với nhau. Niềm vui, niềm hạnh phúc chớm nở với đôi vợ chồng trẻ khi đứa con đầu lòng là một cháu trai kháu khỉnh. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc đó không trọn khi gần 3 tháng tuổi thì gia đình phát hiện cháu Tuấn bị bệnh bại não.

Khi mới sinh ra, cháu Tuấn cũng phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng khi gần được 3 tháng tuổi, lúc này gia đình thấy cháu chỉ biết vặn người trên giường, mà không khóc, không cười. Thấy con có dấu hiệu bất thường, vợ chồng anh Mạnh đã đưa cháu Tuấn xuống bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc khám, nhưng không phát hiện ra bệnh gì, nên đã chuyển cháu lên bệnh viên Đa khoa tỉnh khám.

Khi nghe kết luận của bệnh viện, cháu Tuấn bị bại não, căn bệnh này chưa có thuốc chữa. Không tin vào kết quả của bệnh viện, anh Mạnh, chị Minh, trở về vay mượn anh em họ hàng, tiếp tục đưa con ra bệnh viện Bạch Mai khám lại, nhưng kết quả không thay đổi. Chị Minh đã khóc rất nhiều thương cho người con bé nhỏ tội nghiệp của mình.

Biết con bị bại não không thể chữa khỏi nhưng hàng năm, anh chị vẫn đưa con ra khám lại và lấy thuốc cho cháu uống. Thời gian cứ thế trôi qua, đã 17 năm, giờ đây những người bạn cùng trang lứa với Tuấn đã học cấp III, còn Tuấn cũng từng ấy năm em phải sống cuộc sống thực vật.

Thương cảnh cậu bé 17 năm sống đời thực vật
Từ ngày vợ chồng anh Mạnh đi làm kinh tế, mọi việc trong gia đình đều do bà Dây lo liệu.

Hoàn cảnh gia đình vốn đã khó khăn, hàng năm tiền đưa con đi khám, rồi tiền thuốc thang hàng ngày, giờ đây hai vợ chồng trẻ không còn có khả năng vay tiền để đưa con đi khám, cũng như khoản tiện nợ vay để cho con đi viện vẫn đang chồng chất trên vai. Thương con, đã 4 năm nay, vợ chồng anh chị, phải để cháu Tuấn cho ông bà trông coi để vào Nam đi làm kinh tế.

Mọi công việc trong nhà từ đồng áng, đến việc nấu nước phục vụ cho hai ông cháu đều một tay bà Dây lo liệu. Bởi 4 năm nay mắt ông Xuân đã bị mù nên có cố gắng lắm ông cũng chỉ ở nhà trông coi được cháu Tuấn giúp bà Dây đi làm đồng.

“Bố mẹ cháu Tuấn đã vào làm kinh tế trong Nam được 4 năm nay, khi nào vào mùa gặt mới về thu hoạch thôi. Bố mẹ cháu không đi làm kinh tế thì lấy gì mua thuốc thang, tiền cho con trai thứ hai là cháu Linh đang học lớp 10, rồi tiền lãi hàng tháng trước kia vay mượn cho cháu đi viện, đến bây giờ gia đình còn nợ hơn 100 triệu tiền gốc vay từ năm 1996 đến nay vẫn chưa trả được. Ở nhà có hai ông bà thì ông lại bị mù, mỗi mình tôi cứ chưa chạy tới ngoài đồng lại phải vội vàng chạy về nhà lo nấu nướng, ăn uống, giặt dũ cho hai ông cháu. Cũng may là có bà cô, em gái chồng ở cùng làng nên thi thoảng có chạy ra chông cháu giúp tôi”, bà Dây tâm sự. 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Bà Trần Thị Dây: Thôn Xuân Hội, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 

 Hoàng Văn - Duy Tuyên